Khám phá khẩu súng "phản chủ" đáng sợ nhất chiến tranh thế giới 1

  •  
  • 3.086

Sở hữu nhiều tính năng đáng mơ ước thời bấy giờ, thế nhưng một lỗi trong thiết kế đã khiến súng trường Ross nhanh chóng bị binh lính Canada hắt hủi và sớm bị vứt bỏ trong khi vẫn còn rất mới.

Ra đời đầu thế kỷ 20 và được nhận vào biên chế chính thức của quân đội Canada từ năm 1905.
Ra đời đầu thế kỷ 20 và được nhận vào biên chế chính thức của quân đội Canada từ năm 1905. Phải khẳng định, Ross là thiết kế súng trường rất tốt, nó có độ chính xác cực cao. (Nguồn ảnh: Wiki).

Lỗi cơ chế nắp hộp khóa nòng không kín.
Tuy nhiên, một lỗi trong thiết kế đã biến sự kỳ vọng thành nỗi ám ảnh với mỗi binh lính khi được phát khẩu Ross. Đó là thiết kế lỗi cơ chế nắp hộp khóa nòng không kín. (Nguồn ảnh: Tube).

Toàn bộ các bộ phận khóa nòng và ray trượt khóa nòng đều được đặt lộ thiên
Toàn bộ các bộ phận khóa nòng và ray trượt khóa nòng đều được đặt lộ thiên bên ngoài thân súng mà không có che đậy bảo vệ. Chính điều này đã khiến súng trường Ross không chịu được bụi bẩn, hoàn toàn không phù hợp với kiểu chiến tranh chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. (Nguồn ảnh: Tube).

Cỡ đạn .303 British (7,70x56mm R) do Anh thiết kế lại được Canada sản xuất không đạt chuẩn.
Vấn đề càng thêm trầm trọng hơn khi cỡ đạn .303 British (7,70x56mm R) do Anh thiết kế lại được Canada sản xuất không đạt chuẩn. Điều này khiến cho binh lính Canada ngoài chiến tuyến không những cầm trong tay một khẩu súng "đểu" mà thậm chí đến đạn của nó cũng không tốt. (Nguồn ảnh: Wiki).

Tuy nhiên Ross vẫn được sử dụng trong biên chế quân đội Canada cho tới hết chiến tranh.
Đây chính là vấn đề khó khăn nhất mà Canada gặp phải lúc bấy giờ. Tuy nhiên, do không thể thay thế trang bị súng cho toàn quân ngay trong thời chiến được, Ross vẫn được sử dụng trong biên chế quân đội Canada cho tới hết chiến tranh. (Nguồn ảnh: Lockand).

Vì bắt buộc phải dùng, binh lính Canada đành phải cắn răng chịu đựng
Vì bắt buộc phải dùng, binh lính Canada đành phải cắn răng chịu đựng, bên cạnh đó họ cố gắng khắc phục một trong hai "lỗi chết người" - sử dụng đạn .303 do Anh sản xuất thay vì đạn Canada. (Nguồn ảnh: Mesium).

Về cơ bản, Ross là một khẩu súng trường có sức chiến đấu tương đương với mọi loại súng trường thời bấy giờ.
Về cơ bản, Ross là một khẩu súng trường có sức chiến đấu tương đương với mọi loại súng trường thời bấy giờ. (Nguồn ảnh: Pinterest).

Khẩu súng này có chiều dài 1320mm, trong đó nòng súng dài 774 mm.
Khẩu súng này có chiều dài 1320mm, trong đó nòng súng dài 774 mm. Kết hợp với cỡ đạn 7,70x56mm, nó có thể tiêu diệt tốt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 2 km. (Nguồn ảnh: WWII).

Ross chỉ có tốc độ bắn khoảng 20 viên mỗi phút và kèm theo đó là hộp tiếp đạn 20 viên
Do là khẩu súng trường lên đạn bằng tay, Ross chỉ có tốc độ bắn khoảng 20 viên mỗi phút và kèm theo đó là hộp tiếp đạn 20 viên. (Nguồn ảnh: WWII).

Ngay trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, binh lính Canada đã dần chuyển sang sử dụng những khẩu súng khác
Ngay trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, binh lính Canada đã dần chuyển sang sử dụng những khẩu súng khác của đồng minh và gần như toàn bộ lính Canada ngoài mặt trận đã không sử dụng Ross nữa mà chuyển sang sử dụng khẩu M1903 do Mỹ sản xuất. (Nguồn ảnh: Ross).

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất, quân đội Canada đã chính thức loại khẩu súng này
Tới năm 1918, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất, quân đội Canada đã chính thức loại biên hoàn toàn khẩu súng "đỏng đảnh" này để thay thế bằng loại súng trường M1903 do Mỹ thiết kế với độ tin cậy cao hơn hẳn. (Nguồn ảnh: Ross).

Tổng cộng, trong suốt quãng thời gian phục vụ quân đội Canada, đã có 420.000 khẩu súng trường Ross được sản xuất.
Tổng cộng, trong suốt quãng thời gian phục vụ quân đội Canada, đã có 420.000 khẩu súng trường Ross được sản xuất. Tuy nhiên tới khi bị loại biên, có tới hơn 100.000 khẩu Ross vẫn mới cứng nằm trong kho vì ngoài tiền tuyến dù có cần súng cũng không yêu cầu loại súng này. (Nguồn ảnh: Tube).

Cập nhật: 13/05/2020 Theo Dân Việt
  • 3.086