Trung Quốc tiết lộ về nữ phi hành gia đầu tiên

  •  
  • 994

Liu Yang sẽ trở thành nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc khi phi thuyền có người lái phóng lên vũ trụ ngày mai, thực hiện sứ mệnh kết nối với trạm vũ trụ.

>>> Trung Quốc sắp đưa phụ nữ vào vũ trụ

Để được chọn, Liu Yang, 34 tuổi, đã vượt qua ứng cử viên khác là Wang Yaping - cùng là thành viên Đội bay Vũ Hán, thuộc Không quân Trung Quốc. Liu Yang gây chú ý hơn vì cô từng được công nhận là phi công anh hùng khi xử lý thành công sự cố máy bay va chạm với một con chim lớn.

Nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc - Liu Yang.
Nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc - Liu Yang. (Ảnh: Xinhua)

Xinhua cho biết, tại cuộc họp báo hôm nay, Wu Ping, nữ phát ngôn viên chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã chính thức thông báo, tàu vũ trụ Thần Châu 9 sẽ được phóng vào 6h37 tối mai bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc.

Jing Haipeng, 46 tuổi, từng là một trong ba người điều hành tàu Thần Châu 7 năm 2008 - chuyến bay đánh dấu mốc lần thứ ba, sau năm 2003 và 2005, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo.

Ba nhà du hành vũ trụ thực hiện nhiệm vụ kết nối tàu có người lái. Từ trái qua phải là Jing Haipeng, Liu Wang, và Liu Yang.
Ba nhà du hành vũ trụ thực hiện nhiệm vụ kết nối tàu có người lái. Từ
trái qua phải là Jing Haipeng, Liu Wang, và Liu Yang. (Ảnh: Xinhua)

Các phi hành gia sẽ có nhiệm vụ thực hiện cuộc thử nghiệm ghép nối tàu Thần Châu 9 với phòng thí nghiệm Thiên Cung 1. Thiên Cung 1, module trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc, được phóng lên quỹ đạo hồi tháng 9/2011. Hiện nó đã được hạ xuống độ cao 343 km phía trên trái đất và hoạt động bình thường.

Theo kế hoạch, Thần Châu 9 sẽ tách khỏi tên lửa đẩy gần 10 phút sau khi được phóng lên vũ trụ. Tàu vũ trụ sẽ ở trên quỹ đạo có độ cao thấp nhất so với trái đất 200 km và cao nhất là 330km.

Tàu Thần Châu 9 và module Thiên Cung 1 kết nối, hai phi hành gia sẽ di chuyển tạm thời vào bên trong Thiên Cung 1, nơi họ sẽ tiến hành các thí nghiệm khoa học. Còn một người sẽ ở lại phi thuyền đề phòng trường hợp khẩn cấp. Việc ăn uống của họ diễn ra trên tàu Thần Châu 9.

Thần Châu 9 và tên lửa đẩy đã chuẩn bị trên bệ phóng để thực hiến sứ mệnh lịch sử.
Thần Châu 9 và tên lửa đẩy đã chuẩn bị trên bệ
phóng để thực hiến sứ mệnh lịch sử. (Ảnh: Xinhua)

Mọi công việc chuẩn bị để thực hiện nhiệm vụ kết nối tàu có người lái của Trung Quốc gần như hoàn tất. 5h30 chiều 15/6 theo giờ địa phương, tên lửa đẩy Trường Chinh 2F được nạp nhiên liệu.

Sứ mệnh kết nối này là bước phát triển mới nhất trong chương trình nhằm mục tiêu giúp Trung Quốc có trạm vũ trụ cố định vào năm 2020. Lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành ghép nối tàu không người lái lên vũ trụ vào tháng 11 năm ngoái khi hoàn thành hai lần ghép tàu Thần Châu 8 với Thiên Cung 1.

Theo VNE
  • 994