Những hố đen lớn nhất vũ trụ

  •   4,52
  • 11.938

Khi nhắc đến những hố đen lẩn quất tại trung tâm các thiên hà, chúng ta đề cập đến một số “quái vật” thật sự, có kích thước gấp hàng triệu đến hàng tỉ lần khối lượng các ngôi sao.

Những vật thể đậm đặc của vũ trụ được cho là nén quá nhiều vật thể bên trong một khu vực nhỏ hẹp, khiến ánh sáng không thể thoát ra và trói buộc các chòm sao trong quỹ đạo gần xung quanh nó.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng thiên hà PKS 0745-19 đang chứa hố đen "siêu siêu khủng"
Các chuyên gia Mỹ cho rằng thiên hà PKS 0745-19 đang chứa hố đen "siêu siêu khủng"

Nhiều thiên hà, chứ không phải toàn bộ, là nhà của các hố đen khổng lồ ở trung tâm, và Dải Ngân hà của chúng ta cũng không ngoại lệ.

Siêu hố đen của Dải Ngân hà, tên Sgr A*, được ước tính có khối lượng bằng 4 triệu ngôi sao. Nghe qua có vẻ rất ấn tượng, nhưng nó thua xa khi so sánh với các hố đen "siêu siêu khủng", có tỷ số khối từ 10 đến 40 tỉ mặt trời, theo kết luận của Đài quan sát X-quang Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng với sự hỗ trợ của các công cụ khác.

Trong khi khảo sát 18 chùm thiên hà, Chandra phát hiện những luồng ánh sáng cực mạnh phát ra từ 10 thiên hà sáng nhất, chẳng hạn như thiên hà hình ê líp PKS 0745-19.

“Kết quả cho thấy có thể đang hiện diện nhiều hố đen "siêu siêu khủng" trong vũ trụ so với ước tính trước đây”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm Julie Hlavacek-Larrondo của Đại học Stanford (Mỹ).

Nếu được xác nhận, kết quả nghiên cứu trên đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu sự hình thành và tiến hóa của các hố đen dọc theo thời gian của vũ trụ, theo chuyên gia Hlavacek-Larrondo.

Theo Thanh Niên
  • 4,52
  • 11.938