Một cuộc nghiên cứu trong thời gian khá dài ở vịnh Hudson thuộc Canada đã xác nhận rằng, loài gấu Bắc cực đang bị giảm trọng lượng và những con thú con được sinh ra ngày càng hiếm khi hiện tượng nóng lên của Trái Đất đã làm tan chảy băng - môi trường sống của chúng. Liệu đây có phải là lời dự đoán trước điều mà những đàn gấu Bắc cực khác chẳng bao lâu nữa sẽ phải đối mặt?
Vào tháng 5, một con gấu Bắc cực mẹ rời khỏi hang được làm bằng đất nung của nó, đi dọc theo vịnh Hudson, Canada tìm nơi có nhiệt độ dưới không độ để chăm sóc những con gấu con. Nó đã nhịn đói trong 8 tháng và bị giảm một nửa trọng lượng cơ thể, khoảng 400 pounds. Sau một hay hai tuần thích nghi với khí hậu xung quanh hang, nó tiến đến nguồn nước đóng băng.
Thật may mắn, sự xuất hiện của nó trên biển băng dọc theo thềm lục địa xảy ra đúng lúc loài hải cẩu đang vào mùa sinh sản - nguồn thức ăn chủ yếu của nó.
Từ tháng 4 và đến mùa hè khi băng ở vịnh bị sụt lở và hải cẩu biến mất bên trong khu vực nước không đóng băng, nó đang trên cuộc chạy đua liều lĩnh chống lại thời gian để tích trữ đủ lượng mỡ cần thiết vượt qua mùa hè dài và thời kì nhịn ăn kéo dài vừa qua. Nếu nó quá gầy thì sẽ không có sữa và những đứa con của nó sẽ chết. Săn mồi là một việc khó khăn. Với những bàn chân to lớn và chắc nặng, dùng để rình mồi trên băng và bơi lặn, nó sử dụng gấp đôi năng lượng để đi so với hầu hết những loài động vật có vú khác. Vì vậy nó đuổi theo con mồi khá chậm chạp, nhưng nhờ vào khả năng đặc biệt của khứu giác, nó có thể ngửi thấy mùi của con mồi ở cách xa hang của nó đến một dặm. Thông thường, nó sẽ để dạ dày trống rỗng trong thời gian nằm chờ con mồi bên cạnh cửa hang và chờ một con hải cẩu xuất hiện trước mặt nó.
Gấu trắng Bắc cực, loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất Trái đất, xuất hiện trên mặt đất trong cuộc sống khắc nghiệt này khoảng 200 đến 300 năm trước. Từ đó các nhà phân loại học đã đặt tên chúng là Ursus maritimus, loài gấu biển. Được biết đến là loài có thể bơi đến 60 dặm một ngày, nhưng chúng thực sự là những “cư dân” sống trên băng. Những tảng băng trôi ở vùng Bắc cực là nhà của những loài sinh vật to lớn đó. Tuy nhiên, ở những vùng thuộc vịnh Hudson, băng đang dần rời xa chúng, đe dọa cuộc chiến sinh tồn lâu dài của loài gấu đã có lịch sử tồn tại từ nhiều niên kỉ ở khu vực này. Tình cảnh tuyệt vọng của chúng là lời dự đoán trước thách thức mà những cư dân khác của loài gấu Bắc cực sống ở vùng xa hơn về phía Nam sẽ phải đối mặt trong những thập kỉ tới.
Các nhà chuyên môn tin rằng, hiện tượng khí hậu toàn cầu ấm lên đang làm cho băng tan chảy sớm hơn 2 tuần vào mỗi tháng 7 so với 20 năm trước. Trong một nghiên cứu, Josenfino Comiso - nhà nghiên cứu của NASA ở Maryland, đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để tìm hướng di chuyển của những biển băng nhỏ nhất và nhiệt độ trên Bắc cực từ năm 1978 đến năm 2000. Cuối năm, ông đã báo cáo về hiện tượng những biển băng tưởng chừng như sẽ tồn tại vĩnh viễn đang bị tan chảy nhanh hơn trước, nguyên nhân là do nhiệt độ tăng cao và sự tương tác giữa băng, biển và không khí đã làm đẩy nhanh quá trình tan chảy.
Việc băng tan chảy sớm là điều không thể tồi tệ hơn cho loài gấu trắng Bắc cực, đặc biệt là với những con cái đang mang thai và việc chăm sóc con cái cũng như đàn con của chúng. Ở vịnh Hudson, những con con được cai sữa vào tháng năm và sau đó chúng bắt đầu ra khỏi hang. Một tháng sau, những con gấu trưởng thành sẽ thoát ra khỏi lớp băng để thay lông, đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn lần thứ hai cho loài gấu Bắc cực. Nhưng khi băng biến mất sớm hơn thì nguồn thức ăn cung cấp mỡ của chúng cũng cạn kiệt.
Ian Stirling, nhà khoa học thuộc Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Canada, người đã nghiên cứu về loài gấu trắng Bắc cực trong hơn 30 năm cho biết: “Không ai biết chính xác bao nhiêu phần trăm lượng mỡ loài gấu kiếm trong mùa Xuân được tích trữ và sử dụng suốt cả năm. Chắc chắn là khoảng trên 50% và có thể cao hơn khoảng 70 đến 75%. Tất cả chúng ta đều biết đây là một vấn đề nghiêm trọng”.
Stirling và đồng nghiệp cũng cho biết, những con gấu sinh sống dọc vịnh Hudson hiện nay nhẹ hơn và sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn so với 20 năm trước. Họ phát hiện điều này vì những nghiên cứu của họ về loài gấu trắng Bắc cực – theo dõi một nhóm sống riêng lẻ trong hơn 2 thập kỉ có những thay đổi dị thường về tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, cứ mỗi tuần băng vỡ sớm hơn, số lượng những con gấu vào bờ có trọng lượng thấp hơn 22 pound. Và nếu những mô hình khí hậu được các nhà khoa học Anh và Mỹ đưa ra trong thời gian gần đây được chứng minh là đúng, nhiệt độ khu vực này sẽ tăng từ 3 đến 5 độ trong vòng 50 năm trở lại đây. Với mỗi độ tăng lên, băng vỡ sẽ xảy ra sớm hơn 1 tuần.
1.200 con gấu sống ở phía Tây vịnh Hudson, là một trong những nơi xa xôi nhất so với phạm vi cư trú của loài này. Khi Trái đất tiếp tục ấm lên, không có nhiều hy vọng về điều kiện sống không mấy tốt đẹp ở khu vực cực Bắc - nơi cư trú của khoảng 25.000 con gấu trong 20 vùng tiểu lãnh thổ khác nhau. Tất nhiên, điều kiện băng ở biển Beaufort ngoài khơi bờ biển phía bắc Alaska, là nhà của những “khu dân cư” gấu trắng đông đúc khác, đang thay đổi một cách đáng lo ngại.
Những mùa hè dài hơn ở vùng vịnh Hudson đang đặc biệt thách thức những con cái mang thai và việc chăm sóc con cái và đàn con của chúng. Gấu mẹ có trọng lượng khoảng 300 đến 350 pound sau khi rời hang và cần tích trữ 100 đến 200 pound trước khi băng tan. Những con cái có khoẻ mạnh trong thời kỳ mang thai thường đạt tới hơn 400 pound chất béo. Vì vậy, một con gấu mẹ có thể dùng một nửa thời gian của mình để săn mồi và hải cẩu vài ngày một lần. Nó có thể ăn hơn 60 pound thịt hải cẩu trong một bữa ăn nhỏ (Một con gấu đực thông thường có thể giảm 150 pound trong 1 thời gian ngắn).
Ở những khu vực lớn nhất, những con gấu con được cai sữa khi được hai tuổi rưỡi. Trong một vài năm, càng ngày càng ít những con gấu con có thế sống sót và trưởng thành. Nguyên nhân chính gây ra cái chết của chúng là sự thiếu hụt thức ăn. Khi trở nên quá gầy yếu, gấu mẹ sẽ dễ dàng ngừng việc chăm sóc con và chạy trốn chúng. Andrew Derochor, nhà khoa học của trường Đại học Alberta, người đã nghiên cứu những con gấu này trong 20 năm, cho biết: “Gấu con càng ít thì tỉ lệ sống sót càng thấp và điều đó là do những con gấu cái gầy yếu hơn.”
Stirling cho rằng, nếu băng tan chảy ở vịnh Hudson như dự đoán có lẽ sẽ không có con gấu nào sống trên vịnh này. Hơn nữa, cũng chẳng có nơi nào để chúng đi cả. Người ta thường hỏi liệu đàn gấu Bắc Cực có thể đi xa hơn về phía Bắc? Nhưng không có câu trả lời. Môi trường đó loài gấu Bắc cực cũng đến cư ngụ rồi. Trong khi đó có một vài chú gấu đi vượt ra cả khu vực cực Bắc, một nơi rất xa xôi nhưng có lẽ cũng không phải là một nơi thân thiện đối với chúng. Stirling nhận định nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì sẽ là một điều tồi tệ đối với loài gấu Bắc cực.
Mối liên hệ giữa hiện tượng khí hậu nóng lên và điều kiện sống suy giảm của loài gấu có thể được chứng minh, Stirling có ý định xây dựng một ngân hàng dữ liệu đặc biệt về cuộc sống của những chú gấu. Những chú gấu ở vịnh Hudson là nhóm động vật được giới nghiên cứu thế giới chú ý nhất do dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường của chúng và những nỗ lực của Stirling nhằm gây quỹ bảo vệ loài gấu này. Derocher cho rằng xây dựng ngân hàng dữ liệu về gấu Bắc cực vì sự sống còn của mỗi cá thể. Nghiên cứu của Stirling đã mang đến cái nhìn sâu sắc về cuộc sống loài gấu trắng Bắc Cực.
Những nhóm gấu Bắc cực khác cố gắng di chuyển ra khởi khu vực băng tan. Nhưng hàng năm dọc theo vịnh, hầu như toàn bộ những con gấu đã lên bờ và tập trung lại một chỗ trong vòng vài tháng. Trong suốt hơn hai thập kỷ, Stirling và các cộng sự của ông đã tiến hành theo dõi 80 phần trăm gấu trưởng thành ở khu vực này. Mỗi con gấu đều được theo dõi sát sao, cân đo, kiểm tra hàm lượng mỡ.
Nhóm nghiên cứu đã gặp may mắn trong quá trình nghiên cứu khi khu vực phía Tây của vịnh Hudson có một nơi khí hậu còn nóng hơn vì chịu tác động nhiều hơn của hiện tượng khí hậu nóng lên so với các khu vực gần hơn. Đó là lý do khiến sự thay đổi trở nên rõ nét hơn. Trong khi đó các con số thống kê cho thấy trái đất đang nóng lên, nhưng nhiệt độ lại có sự khác biệt qua từng khu vực. Ví dụ khu vực vịnh Hudson hàng năm lạnh hơn so với vài thập kỷ trước đây mặc dù thời gian gần đây khu vưc này cũng đang nóng lên.
Trong những năm đầu của thập kỷ 80, Stirling bắt đầu nhận ra rằng những chú gấu dường như đang sút cân. Những chú gấu con mất nhiều thời gian hơn để cai sữa do đó con cái tái sinh sản chậm hơn.
“Phải mất 20 năm mới có đủ dữ liệu để xác định được điều gì đang diễn ra vì hàng năm ở đây luôn luôn có một chút dao động. Bạn không thể nhận thấy một sự thay đổi ở bên dưới trừ khi bạn có nhiều thời gian để nhìn nó trong một thời gian dài.”
Vì loài gấu trắng Bắc cực giữ vai trò quan trọng nhất trong chuỗi thức ăn, hoàn cảnh của chúng đang đưa ra lời cảnh báo kịp thời về sự thay đổi khí hậu lên toàn bộ vùng Bắc cực. Stirling cho biết: “Thông thường khi bạn đưa những con thú ăn thịt lớn ra khỏi hệ sinh thái, bạn sẽ gặp phải những thay đổi nghiêm trọng. Nhưng chính xác điều gì sẽ xảy ra thì tôi nghĩ rằng không ai có thể nói trước. Rõ ràng đó là một sự thay đổi to lớn đối với hệ sinh thái của vùng Bắc cực nếu như không có những con gấu trắng Bắc cực.”
Stiring sắp đến tuổi về hưu và cho rằng đây là thời gian dành cho những nhà nghiên cứu trẻ tiếp bước. Theo Derocher và Nick Lunn, đồng nghiệp của ông ở Cục bảo vệ động vật hoang dã Canada thì ông có hai người học trò rất nhiệt huyết quyết tâm tiếp tục công việc của ông. Lunn, người muốn dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sự sinh sôi nảy nở của những động vật đơn lẻ suốt cuộc đời chúng, cho biết: “Không có tài liệu nào khác về một loài động vật ở Bắc cực giá trị hơn nghiên cứu này. Nếu bạn để nó trôi đi, chỉ cần trong trong một năm thì mọi thứ cũng đã mất hết. Bạn không thể lấp kín chỗ trống đó”. Ông chú ý, lúc đầu có thể không phải mỗi con gấu đều bị ảnh hưởng bởi xu hướng toàn cầu nóng lên.
Trong lúc đó, Derocher lên kế hoạch cho những nghiên cứu xa hơn về tác động của sự thay đổi khí hậu với đàn gấu trắng Bắc cực. Ông nói: “Tôi tin đó là những kiến thức sâu hơn về sự tác động lẫn nhau giữa biển băng, gấu trắng Bắc cực và con mồi của chúng, và cũng là yếu tố chính để có thể hiểu rằng loài gấu trắng Bắc cực sẽ chống lại sự thay đổi khí hậu trong những năm sắp tới”. Ông cũng hy vọng có thể tiếp tục nghiên cứu tỉ mỉ về ảnh hưởng của chất độc hoá học lên loài gấu trắng Bắc cực và những loài động vật hoang dã khác ở Bắc cực.
Derocher dành rất nhiều thời gian nghĩ về con vật nào giống như gấu trắng Bắc Cực, đi trên biển băng, sử dụng khứu giác săn mồi trong suốt đêm tối hoang vu ở Bắc Cực khi nhiệt độ là âm 40 độ Fahr (tương đương khoảng hơn 4 độ C). “Bạn không thể giúp gì được nhưng chú ý đến một con vật cũng có thể tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn”.