Khoa học nói: Hơn phân nửa cơ thể bạn không phải là con người!

  •   3,34
  • 4.158

Giới nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, các tế bào thực sự là con người chỉ chiếm 43% cơ thể chúng ta mà thôi.

Tin được không khi nghiên cứu đăng tải trên BBC mới đây đã chỉ ra rằng, hơn phân nửa cơ thể của bạn không phải là con người!

Theo đó, các nhà khoa học về di truyền học khẳng định, các tế bào thực sự là con người chỉ chiếm 43% cơ thể chúng ta, 57% còn lại thuộc về những "kẻ sống nhờ" - các vi sinh vật.

Cụ thể, giáo sư Ruth Ley - Giám đốc về khoa học vi mô tại viện nghiên cứu danh tiếng Max Planck (Đức) chia sẻ: "Biết, hiểu về những vi sinh vật cùng tạo nên cơ thể chúng ta rất quan trọng trong việc giải mã sức khỏe, tìm ra bệnh".

Hơn phân nửa cơ thể của bạn không phải là con người!
Hơn phân nửa cơ thể của bạn không phải là con người!

Và cho dù bạn có kì cọ, tẩy sạch cơ thể bao nhiêu đi chăng nữa thì hầu như chỗ nào trên cơ thể bạn cũng bị bao phủ bởi những sinh vật cực nhỏ này. Đó có thể là vi khuẩn, virus, nấm... và nhóm sinh vật siêu nhỏ mang tên archaea - tất cả chúng sống kí sinh, len lỏi trên khắp cơ thể bạn, ảnh hưởng đến cơ chế sinh bệnh.

Giáo sư Rob Knight thuộc ĐH California San Diego nói với BBC, bộ gene của con người được tạo thành từ khoảng 20.000 gene, trong khi có thể có đến 20 triệu gene vi sinh vật tồn tại trong cơ thể chúng ta.

Giáo sư Sarkis Mazmanian, một nhà vi sinh vật học của Caltech - Viện Công nghệ California - Mỹ lại cho rằng: "Chúng ta không chỉ có một bộ gene, các gene của bộ vi sinh vật của chúng ta hiện nay được cho là "bộ gene thứ hai (second genome)".

Các gene của bộ vi sinh vật của chúng ta hiện nay được cho là bộ gene thứ hai.
Các gene của bộ vi sinh vật của chúng ta hiện nay được cho là bộ gene thứ hai.

Sẽ thật ngây thơ nếu bạn cho rằng, ta chỉ mang vi khuẩn trên người mà chúng lại không hề có sự tương tác hay gây ảnh hưởng nào đến cơ thể chúng ta.

Và khoa học đang nhanh chóng tìm ra vai trò của vi sinh vật đó trong hệ tiêu hóa, điều hòa hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Giáo sư Knight chia sẻ: "Chúng ta đang tìm cách để những sinh vật nhỏ bé này biến đổi hoàn toàn sức khỏe của ta theo hướng mà ta chưa bao giờ tưởng tượng đến nhưng có lợi cho ta".

Hay nói 1 cách đơn giản hơn, đó là cách nhìn mới về thế giới vi sinh vật. Đến nay, mối quan hệ của chúng ta với vi khuẩn phần lớn là cuộc chiến tranh.

Ta đã thành công trong việc chiến đấu với nhiều căn bệnh nguy hiểm như đậu mùa với thuốc men, hay liệu pháp miễn dịch. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc, tương lai sẽ nảy sinh các loại bệnh mới, tuy kém nguy hiểm hơn nhưng cũng rất cần được giải quyết.

Kiểm soát được hệ vi khuẩn trong cơ thể là chìa khóa để giải quyết căn bệnh hiện nay còn được coi là nan y.
Kiểm soát được hệ vi khuẩn trong cơ thể là chìa khóa để giải quyết căn bệnh hiện nay còn được coi là nan y.

Theo giáo sư Ruth Ley, làn sóng gia tăng các bệnh tự miễn và dị ứng hiện nay cho thấy một sự thay đổi diện rộng hệ vi sinh vật trong cơ thể loài người.

Ngay cả chứng bệnh béo phì, vi khuẩn cũng đóng vai trò lớn. Giáo sư Knight cho hay, nếu cấy vi khuẩn của một người béo phì vào một cơ thể sống khác như chuột thí nghiệm, chúng ta sẽ thấy nó tăng cân nhanh chóng cho dù không ăn vô độ.

Điều đó chứng tỏ rằng, việc hiểu rõ, kiểm soát được hệ vi khuẩn trong cơ thể là chìa khóa để giải quyết căn bệnh hiện nay còn được coi là nan y. Đó là cách thức an toàn hơn nếu bạn cứ cố gắng "nện thuốc" vào người và hứng chịu tác dụng phụ của nó.

Giới khoa học hy vọng, việc kết bạn với thế giới vi sinh vật, sửa chữa vài thứ trong hệ vi sinh vật mỗi người có thể mở ra hướng đi mới nhằm điều trị những căn bệnh khó chữa sau này.

Cập nhật: 11/04/2018 Theo helino
  • 3,34
  • 4.158