Khỏi Covid-19, người đàn ông thấy "của quý" của mình ngắn lại 4cm

  •  
  • 1.244

Bác sĩ khuyên anh ta nên dùng máy để kéo dài ra, hoặc đơn giản là chấp nhận kích thước mới của mình bởi đây có thể là tổn thương vĩnh viễn.

Covid-19 không chỉ gây ra những triệu chứng bệnh hô hấp cấp tính, mà nó còn có thể để lại nhiều di chứng kéo dài sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Các nhà khoa học gọi đó là tình trạng hậu Covid hay Covid kéo dài.

Một triệu chứng được tính là hậu Covid nếu nó xuất hiện trên 4 tuần sau khi bệnh nhân khỏi bệnh. Các tình trạng thường thấy bao gồm: khó thở, mệt mỏi, khó suy nghĩ hoặc tập trung, đau đầu, đau khớp, thay đổi mùi vị, chu kỳ kinh nguyệt.

Nhưng cũng có những triệu chứng hậu Covid kỳ lạ và hiếm gặp hơn. Chẳng hạn như trường hợp của một người đàn ông ngoài 30 tuổi ở Mỹ mới đây. Anh cho biết mình đã mắc Covid-19 vào tháng 7 năm ngoái và đã khỏi bệnh. Mọi thứ trên cơ thể anh đã trở lại bình thường ngoại trừ một rắc rối:

"Dương vật của tôi đã bị teo lại. Trước khi mắc bệnh, kích thước cái đó của tôi ở trên mức trung bình. Nó không khổng lồ nhưng chắc chắn là to hơn người thường một chút. Bây giờ, dương vật của tôi đã bị ngắn mất 1,5 inch (tương đương 3,8 cm), đâm ra nó lại ở dưới mức trung bình", người đàn ông viết trong bức thư thổ lộ tới "How to do it", một trương trình podcast tư vấn tình dục ở Mỹ.

"Các bác sĩ của tôi nghĩ rằng đó có thể là tổn thương vĩnh viễn. Lẽ ra chẳng quan trọng đâu, nhưng điều này lại ảnh hưởng lớn tới sự tự tin của tôi vào khả năng giường chiếu của mình".

Tại sao dương vật lại ngắn lại?

Để tư vấn cho người đàn ông đang bối rối này, người dẫn chương trình của "How to do it" đã mời đến chương trình bác sĩ tiết niệu Ashley Winter, hiện đang là Trưởng khoa Sức khỏe Nam giới tại Trường Cao đẳng Y tế Albany.

"Của quý" ngắn lại có thể là tổn thương vĩnh viễn.
"Của quý" ngắn lại có thể là tổn thương vĩnh viễn.

Cô giải thích hiện tượng co rút dương vật sau khi nhiễm Covid-19 là một hiệu ứng domino của chứng rối loạn cương dương:

"Đúng là rối loạn cương dương sẽ dẫn tới việc dương vật bị ngắn lại. Trong khoảng thời gian mà dương vật không tự kéo giãn ra, máu không được dồn tới đó và điều này có thể dẫn đến sẹo dương vật khiến nó bị ngắn lại", Winter nói.

Một nghiên cứu trên tạp chí Endocrinological Investigation cuối năm ngoái cho thấy những người đàn ông mắc Covid-19 có nguy cơ phát triển tình trạng rối loạn cương dương cáo hơn khoảng 3 lần so với trước khi họ mắc bệnh.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng rủi ro này có thể cao hơn gần 6 lần, nhưng cũng có các ước tính khác cho thấy nguy cơ thấp hơn khi rối loạn cương dương hậu Covid-19 chỉ ảnh hưởng tới khoảng 20% nam giới.

Ngoài ra, một nghiên cứu lớn trên tạp chí y khoa Lancet đã khảo sát bệnh nhân khỏi Covid-19 ở 56 quốc gia về những triệu chứng kéo dài của họ. Kết quả cho thấy có 15% nam giới bị rối loạn chức năng tình dục và 5% bị giảm kích thước tinh hoàn hoặc dương vật.

Tất cả các bằng chứng này cho thấy "Covid dick" – một từ lóng dùng để gọi sự ảnh hưởng của Covid-19 lên dương vật là có thật.

Có một số giả thuyết giải thích tại sao điều đó lại xảy ra. Năm ngoái, một nghiên cứu của Trường Y khoa Miller, Đại học Miami đã phân tích mô dương vật của 4 người đàn ông nhiễm Covid-19 - 2 người đã trải qua phẫu thuật tạo hình dương vật giả để điều trị rối loạn cương dương còn 2 người thì không.

Kết quả cho thấy sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu mô dương vật này ở thời điểm vài tháng sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Công bố kết quả trên tạp chí World Journal of Men's Health, các nhà khoa học kết luận virus này có thể hạn chế quá trình cung cấp máu đến bộ phận sinh dục, từ đó khiến bệnh nhân khó đạt được sự cương cứng.

Nguy cơ tổn thương mạch máu ở dương vật cao hơn ở những bệnh nhân đã có sẵn bệnh nền trước khi mắc Covid-19, chẳng hạn như tiểu đường cũng có thể làm hạn chế lưu thông máu.

Ngoài ra, một số tác động gián tiếp từ hệ thống miễn dịch cũng có thể gây ra tình trạng viêm, ảnh hưởng tới chức năng cương dương và sau đó là kích thước dương vật. Căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi, các tình trạng thường gặp của hội chứng hậu Covid cũng sẽ đóng góp thêm vào đó, làm trầm trọng vấn đề.

Cập nhật: 20/01/2022 Theo Pháp Luật và Bạn đọc
  • 1.244