Cùng điểm mặt những tên hung thần ăn bám gây biến dạng các bộ phận trên cơ thể người.
Ký sinh trùng thường được biết đến như là những sinh vật luôn lén lút sống “ké” trên cơ thể của một loài khác. Ký sinh trùng sẽ sống và phát triển nhờ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ mà vật chủ không hay biết.
Tuy nhiên thế giới của loài ký sinh trùng không đơn giản như vậy. Bên cạnh những loài chỉ đơn thuần “ăn bám” còn có những loài sẽ tấn công, gây nguy hại đến sức khỏe hay làm biến dạng cơ thể vật chủ.
Đây là một trong những “hung thần” ký sinh đáng sợ và nguy hiểm nhất đối với con người. Ấu trùng giun chỉ được đưa vào cơ thể người thông qua vết cắn của những con muỗi có chứa ký sinh trùng.
Sau khi thâm nhập được vào cơ thể người, những ấu trùng này sẽ di chuyển tới hệ lympho của cơ thể người và phát triển thành giun chỉ trưởng thành. Hệ lympho còn có tên gọi khác là hệ bạch huyết có nhiệm vụ duy trì cân bằng dịch của mô, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch.
Sự tấn công của giun chỉ trong mạch bạch huyết sẽ gây phù nề hệ thống hạch bạch huyết. Khi đó, một số vùng của cơ thể như chân, tay, bộ phận sinh dục sẽ bị sưng to lên rất nhiều.
Giun chỉ có thể gây bệnh chân voi cho con người.
Cụ thể hơn, sự có mặt của giun chỉ sẽ khiến cho hệ bạch huyết ở đó bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ lại nhiều. Đồng thời, da ở khu vực tổn thương sẽ bị dày lên và có thể bị viêm tấy do nhiễm vi khuẩn khác.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh sưng tấy các bộ phận trên cơ thể do giun chỉ đã có từ thời xa xưa. Người ta đã tìm thấy xác của loài giun này trong một xác ướp có niên đại 3.000 năm tuổi ở Hy Lạp.
Video: Cận cảnh màn gắp ấu trùng ruồi trâu kinh dị trên vai cô gái thu hút triệu người xem
Ruồi trâu thuộc họ Oestroidea, phân bố chủ yếu ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Cũng giống giun chỉ, con đường xâm nhập vào cơ thể người của ấu trùng ruồi trâu cũng là gián tiếp thông qua một loài côn trùng.
Đầu tiên, ruồi trâu cái đẻ trứng lên mình động vật chân đốt chuyên hút máu (như muỗi hoặc bọ chét). Khi những con vật trung gian này đi kiếm ăn bằng cách hút máu của gia súc và con người, trứng ruồi trâu bị chuyển sang vật chủ.
Ngoài ra, ruồi trâu còn có một hình thức khác để truyền ấu trùng đó là việc đẻ trứng trực tiếp lên cơ thể người.
Hình ảnh thực về sự làm tổ của ký sinh trùng.
Ấu trùng sẽ nở ra từ trứng, và phát triển bên dưới lớp da bằng cách ăn chất dinh dưỡng trong cơ thể người. Trong thời gian phát triển, ấu trùng di chuyển khắp cơ thể người, thậm chí có thể vượt qua hàng rào máu não.
Khu vực ấu trùng ruồi trâu chọn để làm tổ sẽ bị sưng tấy, tiết ra mủ và gây đau nhức. Sau khoảng thời gian 8 tuần ký sinh bằng việc lấy chất dinh dưỡng, ấu trùng sẽ biến thành nhộng và đục một lỗ trên da người rồi bò ra ngoài.
Giun Guinea có tên khoa học là Dracunculus medinensis - là một loài ký sinh trùng ở da người và động vật. Loài giun này sống phổ biến ở châu Á và châu Phi, được phát hiện lần đầu ở bờ biển Guinea (châu Phi) vào thế kỉ XVII.
Giun Guinea là loài giun tròn, có thể dài từ 80cm - 1m, và vô cùng nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể người. Chúng xâm nhập cơ thể vật chủ (ở người và động vật) chủ yếu qua đường nước lấy ở vũng ao tù, hay phần nước đọng mang ấu trùng của giun.
Sau khi “yên vị” khoảng một năm trong cơ thể người, ấu trùng này sẽ phát triển và tạo ra một vết bỏng giộp chạy dài trên da, thường là ở chân hoặc bàn chân. Vết bỏng này sẽ gây ra cho con người cảm giác ngứa và vô cùng đau đớn khi giun Guinea chọc thủng da để chui ra ngoài.
Ngâm chân vào nước, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu nhưng hành động này vô tình khiến cho giun cái có cơ hội nhân bản hàng trăm ngàn ấu trùng ký sinh vào nước, tạo ra mầm mống gây bệnh cho người khác hoặc tăng thêm độ nghiêm trọng của người bệnh hiện tại.
Chúng ta hẳn đã nghe rất nhiều về bọ chét, một loài côn trùng sống ký sinh trên những loài động vật nhiều lông như chuột, chó, mèo… Thế nhưng có một điều mà ít người để ý tới, đó là bọ chét cũng có thể ký sinh trên cơ thể người.
Bọ chét xâm nhập vào cơ thể người thông qua những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật cưng khi người ta ôm, bế chúng như: vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.
Theo các nhà sinh vật, bọ chét có thể ký sinh trên da người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Thông thường, khi bọ chét xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sần ngứa.
Sau đó những vết cắn này sẽ để lại các sần tấy đỏ có kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sần có mụn nước nhỏ, rất ngứa.
Những mụn nước này sẽ bị vỡ ra tạo thành những lỗ trên bề mặt da. Dần dần trên da bệnh nhân nơi bọ chét làm tổ ký sinh sẽ xuất hiện thêm nhiều lỗ, khiến bộ phận đó bị biến dạng nghiêm trọng trông giống như một tổ ong ngay trên cơ thể.