Những đám mây có dạng thấu kính thường bị nhầm lẫn với vật thể bay không xác định (UFO). Chúng hình thành khi luồng không khí ẩm thổi qua một ngọn núi hoặc dãy núi.
Đám mây dạng thấu kính hình thành ở nơi có luồng không khí ẩm thổi qua núi. Luồng không khí chuyển động tạo thành chuỗi sóng đứng quy mô lớn theo chiều gió thổi.
Nếu nhiệt độ trên đỉnh của làn sóng giảm xuống đến điểm sương, độ ẩm trong không khí ngưng tụ lại tạo thành đám mây dạng thấu kính. Trên hình là đám mây dạng thấu kính ở đảo Tenerife, Tây Ban Nha, chụp vào tháng 6/2015. (Ảnh: Roberto Porto)
Những đám mây dạng thấu kính phía trên ngọn núi Sangre de Cristos, New Mexico, tháng Giêng năm 2015. (Ảnh: Geraint Smith/EarthSky)
Khi khối không khí ẩm di chuyển xuống vùng thấp giữa hai ngọn sóng, đám mây dạng thấu kính có thể bị bốc hơi. Vì vậy, chúng xuất hiện và biến mất rất nhanh.
Đám mây thấu kính xuất hiện ở Dublin, Ireland vào tháng 6/2015. (Ảnh: Anthony Lynch)
Người dân sống ở độ cao thấp hoặc địa hình bằng phẳng thường ít khi thấy đám mây dạng thấu kính xuất hiện. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể hình thành ở đây nhờ những cơn gió biến dạng được tạo ra bởi một Frông. Frông là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau.
Đám mây dạng thấu kính thường bị nhầm lẫn với UFO, bởi vì trông chúng rất giống chiếc đĩa bay. Bức ảnh trên do John Lloyd Griffith chụp lại ở phía bắc xứ Wales, tháng 12/2013. (Ảnh: John Lloyd Griffith)
Nhiếp ảnh gia David Marshall bắt gặp đám mây dạng thấu kính trên dãy núi Alps, miền bắc Italy. (Ảnh: David Marshall)
Hình ảnh đám mây dạng thấu kính được chụp vào lúc hoàng hôn tuyệt đẹp ở Dayton, bang Nevada, Mỹ, mùa xuân năm 2008. (Ảnh: Chris Walker)
Bức ảnh đám mây dạng thấu kính phía trên Nam Cực do Michel Studinger ghi lại, khi ông đang thực hiện dự án "cây cầu băng", tháng 11/2013. (Ảnh: Michel Studinger)
Hình ảnh này được chụp ở Denver, bang Colorado, Mỹ vào tháng 12/2014. (Ảnh: Angela Mosley)