Kinh nghiệm đổ bê tông tươi trời nắng. Khi trời nắng nước trong hỗn hợp bê tông bốc hơi rất nhanh. Nước bốc hơi nhanh mà xi măng chưa kịp thủy hóa sẽ dẫn đến hiện tượng bị nứt.
Thợ thi công muốn làm mặt cấu kiện bê tông dễ dàng nên bơm nước lên bề mặt bê tông cho dễ làm mặt. Điều này làm cho hỗn hợp bê tông bị tách giữa lượng vữa xi măng và cốt liệu ra với nhau. Làm cho bề mặt bị nứt.
Thợ thi công làm mặt quá kỹ. Làm mặt kỹ quá sẽ làm cho lượng nước và xi măng bị tách và nổi trên bề mặt hỗn hợp bê tông. Điều đó rất dễ làm cho bê tông bị nứt.
Làm mặt kỹ quá sẽ làm cho lượng nước và xi măng bị tách và nổi trên bề mặt hỗn hợp bê tông.
Đổ bê tông khi trời nắng nóng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cấu kiện sau này. Nên không thật sự cần thiết thì không nên đổ bê tông khi trời nắng.
Bê tông sau khi đổ và làm mặt xong thì ngay lập tức tiến hành phủ một lớp nilon lên bề mặt cấu kiện. Lớp nilon này sẽ có tác dụng tránh mất nước bề mặt của cấu kiện, do vậy bề mặt cấu kiện sẽ không bị nứt. Mặt khác khi phủ lớp nilon này lên sẽ tạo cho cấu kiện bê tông có một môi trường như trong nhà kính. Điều này giúp cho bê tông phát triển cường độ nhanh hơn và có chất lượng rất tốt.
Phương pháp này có thể áp dụng để sản xuất những cấu kiện bê tông đúc sẵn. Khi cấu kiện được sản xuất ra thì lập tức được trùm một lớp nilon và phơi ra ngoài nắng. Nó sẽ giúp cấu kiện nhanh tháo khuôn và phát triển cường độ tốt. Điều này giúp giảm chi phí ván khuôn và chi phí phải xây bể dưỡng hộ.
Khi bê tông đổ xong và làm mặt sơ bộ một lần, trong lúc hỗn hợp bê tông bắt đầu đóng rắn (bề mặt vẫn mềm) thì tiến hành xoa lại mặt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đánh mặt. Và những máy đánh mặt này có thể kết hợp với phụ gia đánh mặt, nó giúp cho bề mặt cấu kiện bê tông không những không bị nứt và còn rắn chắc và mịn đẹp. Phương pháp này hay dùng với những công trình lớn.
Những công trình nhà dân nhỏ thì có thể dùng bay, bàn xoa, xoa lại mặt, trong lúc xoa lại mặt có thể có thêm một ít xi măng, điều này giúp cấu kiện bê tông có bề mặt rất đẹp.
Ngoài những phương pháp trên còn có thể kết hợp với phương pháp kiểm soát tốt độ sụt và quá trình thi công khi đổ bê tông.
Khi bề mặt bê tông bị nứt sẽ làm cho khả năng chịu lực của cấu kiện bê tông giảm đi đáng kể. Đây cũng chính là những khuyết tật có thể khi cấu kiện bê tông đó đi vào hoạt động sẽ gây nứt thêm do chịu tác động cơ học.
Giảm khả năng chống thấm của bê tông. Khi bê tông có khả năng chống thấm kém, sẽ làm cho cốt thép trong bê tông dễ dàng bị ăn mòn bởi môi trường bên ngoài. Do bê tông bị mất đi khả năng bảo vệ cốt thép khỏi môi trường.
Đối với cấu kiện yêu cầu khả năng chịu thấm. Những cấu kiện này thì cách duy nhất là phải dùng các loại bitum và tấm chống thấm, hiện nay có rất nhiều loại phụ gia và các công ty làm trong lĩnh vực này, nên các bạn có thể yên tâm.
Đối với các cấu kiện khác. Với các cấu kiện không yêu cầu khả năng chống thấm thì có thể tưới một lớp nước xi măng lên bề mặt cấu kiện. Để cho các vết nứt đó sẽ không làm ảnh hưởng đến cốt thép bên trong là được.