Ở Úc, người ta không còn xa lạ gì với những đám cháy rừng, phần lớn những đám cháy ở đây đều thường do con người hoặc những tia sét.
Nhưng mới đây một tác nhân gây cháy rừng khác đã xuất hiện và gây thiệt hại đáng kể, thủ phạm được xác định là một số loài diều hâu và chim cắt.
Thực ra, theo ghi chép thì các thổ dân Úc đã xác định được tác nhân này từ hơn 40 nghìn năm trước. Họ còn gọi chúng với cái tên "Diều hâu lửa".
Nhiều cánh rừng đã bị chúng thiêu rụi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, chưa bao giờ những con chim diều hâu và chim cắt lại tăng tần suất "hủy diệt rừng" nhiều như hiện tại. Nhiều cánh rừng đã bị chúng thiêu rụi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Những con chim này đốt rừng một cách riêng lẻ hơn là hoạt động tập thể.
Chúng quắp những cảnh cây hay một vật gì đó đang cháy rồi bay lên cao tìm khu vực nào đó chưa bén lửa, thả xuống để gây hoặc lan truyền hỏa hoạn.
Mục đích của những kẻ phá hoại này chính là tạo nên hỏa hoạn để lùa tất cả con mồi ra khỏi cánh rừng và nơi ẩn nấp.
Sau khi tất cả động vật trong rừng chạy khỏi rừng và ra khu đất trống, những kẻ phá hoại này sẽ ung dung thoải mái, lựa chọn những con mồi mà nó "ưng" để để trở thành bữa ăn cho chúng.
Việc chim cắt đốt rừng đã giải thích cho lý do tại sao tốc độ lây lan của một số các đám cháy rừng lại nhanh hơn so với dự tính hoặc những đám cháy không rõ nguyên nhân ở nhiều nơi.
Hiện tại, các nhà chức trách đang tích cực tìm ra biện pháp đối phó với 2 dòng chim diều hâu và chim cắt này để ngăn chặn cháy rừng lây lan thêm nữa.