Nhiều nông hộ ở các vùng, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long có kinh nghiệm nuôi vịt kết hợp thả cá ở ruộng lúa đem lại lợi ích đa dạng hóa sản phẩm trên ruộng cấy lúa, tăng vụ, giảm phân hóa học do được bù bằng nguồn phân vịt. Vịt và cá còn ăn các loại côn trùng và sâu, rầy hại lúa, đã làm tăng được hiểu quả kinh tế, nâng cao được chất lượng lúa gạo, v.v...
Chuẩn bị ruộng lúa
(Ảnh minh họa: nea.gov) |
Nuôi thả cá
Mức nước ruộng lúa không sâu dễ bị tác động của thời tiết, ánh nắng mặt trời, cần chọn giống cá chịu được nóng, phèn, quen sống và tìm mồi ở tầng đáy, khi thả thì cá đã hơi lớn như cá chép 6-8cm, rô phi và cá nùi 3-5cm. Ruộng cấy một vụ, thả cá một vụ thì số con cá/m2 với các loại cá như cá nùi khoảng 30%, cá chép 30%, rô phi 40%. Loại ruộng bị phèn nặng chỉ thả cá rô phi 30%, cá nùi 50%.
Nuôi thả vịt
Vịt mái đẻ:
Giống vịt siêu thịt: 40-50 con/1.000m2 ruộng lúa. Giống vịt siêu trứng: 60-70 con/1.000m2 ruộng lúa. Nhốt chuồng 3-4 con/m2 sàn.
Vịt nuôi thịt:
úm vịt tuần tuổi đầu ở nơi kín gió. Tuần tuổi thứ 2 cho vịt ra chuồng sàn. 20 con/m2 trong 4 tuần đầu, 10-12 con/m2 từ 5-10 tuần tuổi. Thả vịt ra ruộng 60-80 con/1.000m2.
Phương pháp thả vịt vào ruộng lúa:
Tháng đầu, tính từ khi cấy lúa là chưa thả vịt, mà chỉ thả cá vào ruộng.
Sau 1 tháng đầu, khi lúa bắt đầu trổ bông, lúc đó bộ rễ phát triển chắc chắn, thì thả vịt vào ruộng. Thời kỳ lúa trổ bông, chỉ chăn thả vịt ở phần ao đìa và mương bao quanh ruộng, trong ruộng chỉ có cá tận dụng nguồn phấn hoa của lúa rơi xuống và các vi sinh vật khác.
Thời kỳ thu hoạch lúa, thả vịt vào ruộng tận dụng thóc rơi vãi và các mồi khác. Sau khi thu hoạch lúa tiếp tục nuôi cá một thời gian nữa rồi thu hoạch cá.