Để trám răng hay lấy tủy chân răng, bác sĩ nha khoa sẽ đưa thuốc tê vào mô miệng qua một cây kim, thật đau đớn! Chính vì điều này, các nhà khoa học tại đại học Sao Paolo, Brazil đã nghĩ ra một phương pháp dùng điện để đưa thuốc gây tê cục bộ, từ đó không cần dùng đến kim tiêm, không gây đau nữa.
Họ kết hợp giữa 2 loại thuốc gây tê được dùng phổ biến trong nha khoa là prilocaine hydrochloride và lidocaine hydrochloride cùng với một loại polymer để tạo ra hy drogel. Khi bổ sung polymer, hỗn hợp gây tê trở nên dẻo dính và họ tiến hành thử nghiệm trên lợn.
Hiệu quả gây tê khi dùng dòng điện truyền thuốc được cho là không chỉ gây tê nhanh hơn mà còn phát huy tác dụng lâu hơn.
Qua một quy trình có tên gọi iontophoresis, một dòng điện không gây đau được truyền qua hydrogel và kết quả là lượng prilocaine hydrochloride thấm vào mô tăng 12 lần so với phương pháp dùng kim tiêm thông thường. Hiệu quả gây tê được cho là không chỉ gây tê nhanh hơn mà còn phát huy tác dụng lâu hơn.
Giáo sư Renata Fonseca Vianna Lopez cho biết: "Trong nhiều năm trước, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã bắt đầu phát triển các hệ thống phân phối thuốc mới lạ để phục vụ chữa trị nhiều loại bệnh liên quan đến da và mắt. Da và mắt là 2 bộ phận đặt ra nhiều thách thức đối với mọi hệ thống phân phối thuốc, do đó chúng tôi đã tập trung cải tiến phương thức đưa thuốc vào các cơ quan bằng công nghệ nano, iontophoresis (dùng điện truyền ion dược phẩm vào mô) và sonophoresis (dùng sóng âm truyền dược phẩm vào mô)".
Nhóm nghiên cứu hiện đang phát triển một thiết bị dùng công nghệ iontophoretic thiết kế đặc biệt để sử dụng trong nha khoa và công nghệ này trên thực tế còn có thể dùng trong nhiều ứng dụng khác.