Điều tối kỵ với hành khách khi máy bay phải hạ cánh trên nước chính là làm phồng áo phao quá sớm.
Dave Inch, cơ trưởng của một chiếc Boeing 787, từng chia sẻ những điều khách cần làm nếu máy bay gặp sự cố, phải hạ cánh khẩn cấp. Trong trường hợp hạ cánh khẩn trên nước, không được thổi phồng áo phao cho đến khi ra đến cửa thoát hiểm.
Lực lượng cứu hộ trục vớt máy bay chở khách Precision Air rơi xuống hồ Victoria ở Bukoba, Tanzania, ngày 6/11. (Ảnh: Reuters).
Nếu làm điều này quá sớm, nước tràn vào khoang sẽ đẩy khách mắc kẹt lên trần máy bay, hoặc lơ lửng trong nước. Khách hoặc mắc kẹt trong cabin hoặc không thể nhanh chóng thoát khỏi máy bay, dẫn đến điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Trong trường hợp này, cần cởi áo phao nhanh nhất có thể. Khi đến cửa thì bám vào một người khác đang mặc áo phao để ra ngoài. Trang phục thoát hiểm này có khả năng giúp hai người cùng nổi một lúc.
Còn theo Humans for surviva, Ủy ban gồm các chuyên gia tìm kiếm và đưa ra giải pháp về các vấn đề rủi ro toàn cầu, chỉ ra các bước mà khách cần làm theo nếu điều này xảy ra.
Theo Insider, hàng không vẫn là phương tiện giao thông công cộng an toàn nhất thế giới. Dù vậy, việc hành khách trước khi cất cánh ngồi chăm chú lắng nghe hướng dẫn an toàn bay của tiếp viên là điều nên làm. Những hướng dẫn này đôi khi giúp bạn sống sót.
Ngày 6/11, máy bay của hãng Precision Air lao xuống hồ Victoria, khi đang hạ cánh xuống sân bay ở thành phố Bukoba, tây bắc nước Mỹ, khiến 19 người thiệt mạng. Đây là tai nạn buộc cơ trưởng phải hạ khẩn trên nước mới nhất của ngành hàng không.
Vụ hạ cánh khẩn trên nước nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành hàng không có tên gọi "Phép màu trên sông Hudson". Ngày 15/1/2009, chiếc Airbus A320 của hãng US Airways cất cánh lên không trung từ sân bay La Guardia, New York. Trên máy bay có 150 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn, tới thành phố Charlotte, bang North Carolina. Chỉ vài phút sau khi cất cánh, máy bay đâm vào một đàn chim và cơ trưởng buộc phải hạ cánh trên sông Hudson. 155 người có mặt trên chuyến bay an toàn, dù một số bị thương.
Một nhân vật nổi tiếng khác cũng liên quan đến sự cố hạ cánh trên nước là Bahia Bakari, nữ hành khách Pháp sống sót duy nhất trên chuyến bay 626 của Yemen, khi chiếc Airbus A310 đâm xuống Ấn Độ Dương năm 2009. 152 người còn lại đều thiệt mạng. Khi đó, Bakari mới 13, không biết bơi và cũng không có áo phao. Em đã bám vào một mảnh vỡ máy bay, lênh đênh trên biển hơn 9 tiếng trước khi được tìm thấy. Mẹ Bakari đi cùng cô bé đã chết trong vụ tai nạn. Báo chí khắp thế giới đã gọi Bakari là "cô gái kỳ diệu" vì đã sống sót thần kỳ.