Lần đầu ghi hình được "bóng ma biển sâu"

  •   52
  • 3.460

Đây là hình ảnh đầy đủ đầu tiên về "bóng ma ngoài hành tinh". Trước đây, loài người chỉ có thể ngắm nhìn nó qua một mẫu vật không đầy đủ thu thập được năm 1966.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư David Gruber (Trường đại học City University of New York) và cộng sự ở Viện Nghiên cứu Cao cấp Radcliffe (Đại học Harvard, Mỹ) vô tình quay được những hình ảnh về một sinh vật kỳ lạ ngoài khơi đảo San Benedito ở Thái Bình Dương thuộc địa phận Mexico.

Cuộc chiến giữa "bóng ma biển sâu" và một con cua biển
Cuộc chiến giữa "bóng ma biển sâu" và một con cua biển - (Ảnh cắt từ clip của nhóm nghiên cứu)

"Đây là một thứ điên khùng, kỳ dị như sinh vật ngoài hành tinh" – giáo sư Gruber nói. Bởi lẽ nhóm của ông, bao gồm những nhà sinh học hàng đầu, không biết thứ họ ghi hình được là gì.

Đoạn phim do thiết bị điều khiển từ xa mang tên Hercules quay được ở độ sâu 899m, mô tả một sinh vật dài 68cm, thân thể hình tròn đường kính 56cm, trong và kỳ ảo. Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu và cuối cùng xác định được đó là loài sứa bí ẩn mang tên Deepstaria enigmatica.

Con sứa kỳ lạ tiếp cận máy quay Hercules và tìm cách ăn cỗ máy
Con sứa kỳ lạ tiếp cận máy quay Hercules và tìm cách ăn cỗ máy - (Ảnh cắt từ clip của nhóm nghiên cứu).

Deepstaria enigmatica được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1966.
Deepstaria enigmatica được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1966. (Ảnh cắt từ clip của nhóm nghiên cứu).

Một số hình ảnh về "bóng ma biển sâu"
Một số hình ảnh về "bóng ma biển sâu" - (Ảnh: LIVE SCIENCE)

Một bóng ma thua cuộc và trở thành bữa tiệc cho các con cua
Một bóng ma thua cuộc và trở thành bữa tiệc cho các con cua - (ảnh cắt từ clip của nhóm nghiên cứu).

Deepstaria enigmatica được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1966. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu nhưng chưa ai thực sự trông thấy nó lần nữa. Mọi thông tin về loài sứa được mệnh danh "bóng ma ngoài hành tinh" này chỉ bắt nguồn từ mẫu vật duy nhất đang nằm trong Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh quốc.

Tuy nhiên, mẫu vật trong bảo tàng chỉ là một phần của con sứa. Chính nhóm thám hiểm vào năm 1966 đã bắt được nó nhưng rất tiếc nó quá lớn so với thiết bị thu thập mẫu vật họ mang theo và chỉ có một phần con sứa được đem lên trưng bày với thế giới loài người.

Hercules đã rất may mắn bởi cỗ máy thu được cận cảnh con sứa đang bắt mồi. Có lẽ nó nhầm lẫn Hercules là miếng mồi ngon nên đã cố nuốt gọn chiếc máy trước khi nhả ra vì quá khó xơi.

Lúc quay hình, có một đàn cua đang bao vây con sứa và có vẻ đang tìm cách bắt nó cho một bữa tiệc.

Hercules là một thiết bị quay phim đại dương chuyên dụng, có thể nắm bắt hình ảnh trong ánh sáng thấp và bơi dưới nước giống như một sinh vật biển để bảo đảm không làm khuấy động đời sống đại dương khi ghi hình.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học American Museum Novitates.


Video về "bóng ma biển sâu".

Cập nhật: 25/05/2018 Theo NLĐ
  • 52
  • 3.460