Đi bộ thường xuyên có rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Nó giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2 và trầm cảm.
Ngoài ra, điều này cũng hoàn toàn miễn phí. Chúng ta có thể thực hiện điều này ở bất kì nơi đâu và nó phù hợp với những thói quen thường nhật của chúng ta.
Và chúng ta thường tự đặt ra cột mốc vàng 10.000 bước mỗi ngày. Nhưng liệu chúng ta có thực sự cần phải đi 10.000 bước mỗi ngày?
Câu trả lời theo The Conversation lại là không cần thiết. Con số này ban đầu được sử dụng trong một chiến dịch tiếp thị và đã nhận được rất nhiều chỉ trích. Nhưng nếu điều đó giúp bạn đi bộ nhiều hơn, thì nó lại là một mục tiêu tốt mà bạn cần đạt được.
Tập thể dục luôn là một thói quen quan trọng trong bất kỳ quy trình hay phương pháp chăm sóc sức khỏe nào, nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian để rời khỏi bàn làm việc, chứ đừng nói đến việc hoàn thành việc đổ mồ hôi 60 phút mỗi ba lần trong một tuần. Thế nhưng với việc kết hợp 10.000 bước chân trong suốt ngày dài, việc tập thể dục lại trở nên dễ dàng hơn, chúng ta cũng không cần mất quá nhiều công sức và thời gian.
Con số 10.000 đã không còn quá xa lạ với những ai thường xuyên quan tâm tới tin tức chăm sóc sức khỏe. Nhưng bạn đã từng tự hỏi con số đó bắt nguồn từ đâu hay không?
Con số 10.000 bước ban đầu xuất hiện trong Thế vận hội (Olympics) năm 1964, diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản. Không có bằng chứng nào chứng minh được cho con số này. Thay vào đó, nó là một chiến lược tiếp thị để bán các bộ đếm bước chân.
Ý tưởng này thu hút được rất ít sự quan tâm. Thế nhưng, đến đầu thể kỉ 21, con số này được các nhà nghiên cứu sức khỏe Úc xem xét lại vào năm 2001 nhằm khuyến khích mọi người tích cực hơn trong việc đi bộ.
Đi bộ thường xuyên là tốt, nhưng không nhất thiết phải đi bộ được 10.000 bước.
Dựa vào các bằng chứng thu thập được, nhiều nhà hướng dẫn hoạt động thể chất trên khắp thế giới, bao gồm các nhà nghiên cứu tại Úc, cũng khuyến nghị mọi người nên hoạt động thể chất tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Con số này tương đương với 30 phút cho một ngày. Nửa tiếng hoạt động này lại tương ứng với khoảng 3.000 đến 4.000 bước chân với tốc độ vừa phải.
Tại Úc, con số trung bình của người trưởng thành thường khoảng 7.400 bước mỗi ngày. Vì vậy, họ chỉ cần đi thêm 3.000 – 4.000 bước nữa sẽ giúp đạt đến cột mốc 10.000 bước.
Vào năm 1965, một công ty Nhật Bản đã bán máy đo bước chân và đặt cho nó một cái tên, theo tiếng Nhật, có nghĩa là “10.000 bước chân”.
Trong một nghiên cứu thực hiện trên 35 người trưởng thành có chỉ số khối cơ thể BMI là từ 31,7 - 44,9, những người tham gia được tư vấn chế độ ăn uống và tăng dần số bước đi bộ hàng ngày cho đến khi đạt 10.000 bước. Sau 6 tháng, chỉ số BMI của người tham gia giảm đáng kể, khoảng 3,7%. Các số đo cơ thể khác cũng được cải thiện.
Nhìn chung, đây là một hình thức hoạt động thể chất dễ dàng và hiệu quả về chi phí, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như là: Giảm nguy cơ trầm cảm, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe não bộ, cải thiện sức khỏe xương, cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung...
Dĩ nhiên, một số người đi ít bước hơn mỗi ngày, ví dụ như người già, những người mắc bệnh mãn tính hay nhân viên văn phòng. Và một số khác lại đi nhiều hơn như trẻ em, vận động viên điền kinh hay một số công nhân lao động chân tay. Vì thế, con số 10.000 không phù hợp với hầu hết mọi người.
Đặt ra mục tiêu số bước thấp, phù hợp với mỗi thể trạng cơ thể, miễn là mỗi ngày tối thiểu bạn cần đạt được 3.000 – 4.000 bước. Nó cũng đồng nghĩa rằng bạn phải hoạt động 30 phút mỗi ngày.
Thực tế, thay vì bạn bước nhiều bước hơn để cải thiện những lợi ích về sức khỏe, thì nếu bạn trở nên khỏe hơn, có thể giúp bạn bước đi nhiều bước hơn. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu nhận thấy rằng việc bước nhiều bước hơn lại liên quan đến kết quả sức khỏe tốt hơn.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng kết quả sức khỏe được cải thiện ngay cả khi đối với những người đi dưới 10.000 bước. Một nghiên cứu tại Úc cho thấy những người đi nhiều hơn 5.000 bước mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim và đột qụy thấp hơn nhiều so với số người đi dưới 5.000 bước.
Một nghiên cứu khác lại cho thấy những phụ nữ đi 5.000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ thừa cân hoặc huyết áp cao so với những người không thực hiện.
Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng số bước đi nhiều hơn cũng sẽ giúp sức khỏe của bạn trở nên tốt hơn.
Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2010 nhận thấy rằng, khả năng xuất hiện của hội chứng chuyển hóa (tập hợp các điều kiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ) sẽ giảm đi 10% cho mỗi lần tăng thêm 1.000 bước đi mỗi ngày.
Tăng thêm 1.000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm 6% nguy cơ tử vong sớm với bất kì nguyên nhân nào.
Một nghiên cứu tại Úc từ năm 2015 lại chứng minh rằng việc tăng thêm 1.000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm 6% nguy cơ tử vong sớm với bất kì nguyên nhân nào. Còn với những người đi 10.000 bước hoặc nhiều hơn mỗi ngày lại có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 46%.
Một nghiên cứu khác tại Úc từ năm 2017 cho thấy những ai có số bước đi càng cao sẽ càng giúp giảm đi thời gian trong bệnh viện.
Thế nên, bạn đi càng nhiều bước sẽ càng tốt cho sức khỏe của bản thân.
Điều quan trọng là bạn phải nhận ra rằng, không có quy tắc sức khỏe chung nào là hoàn toàn phù hợp với mỗi người. Các thông điệp sức khỏe chung thường hướng đến đa số mọi người.
Thế nhưng, chúng ta cũng không nên đánh giá thấp thông điệp sức khỏe chung này: 10.000 là một con số dễ nhớ và bạn có thể dễ dàng đo chúng và đánh giá quá trình hoạt động của mình. Bạn có thể sử dụng một bộ theo dõi hoạt động hoặc theo dõi quá trình của mình thông qua các chương trình sức khỏe như 10.000 Steps Australia.
Tăng mức độ hoạt động của bạn thông qua việc tăng số bước đi hằng ngày của bạn là hoàn toàn xứng đáng, ngay cả khi 10.000 bước không phải là con số phù hợp với bạn. Điều quan trọng nhất là hãy hoạt động tích cực nhất có thể. Phấn đấu đạt được 10.000 bước chỉ là một cách để bạn thực hiện điều này.