Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại

  •  
  • 3.886

Vài tháng gần đây, nhiều vùng miền ở Việt Nam và thế giới liên tục gặp nắng nóng kéo dài và hạn hán, khiến chúng ta liên tưởng tới hiện tượng nóng lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Nếu con người không có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ hành tinh này mà cụ thể là cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2) thì chắc chắn nhiệt độ sẽ sẽ còn tăng cao nữa.

>>> Phát hiện mới về lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực

Trái Đất nóng lên sẽ làm băng tuyết ở 2 cực tan ra, làm mực nước biển dâng lên và hậu quả là nhiều nơi sẽ bị ngập lụt. Đó là một kịch bản sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng gần đây lỗ thủng trên tầng ozone ở Nam Cực đã và đang thu hẹp lại, dự kiến là sẽ biến mất vào năm 2060.

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại
Vùng màu xanh dương là vết thủng tầng ozone

Lỗ hổng trên tầng Ozone được phát hiện và công bố vào năm 1985 bởi nhà Vật lí Joe Farman (ông vừa qua đời giữa tháng 5/2013 vừa qua). Như chúng ta đã biết, tầng Ozone có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi những tia bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời vốn gây đục thủy tinh thể, cháy nắng và ung thư da. Ozone có độ dày trung bình 300 Dobson Units (DU) tức tương đương 3mm, khi nó chỉ còn dưới 220DU thì được gọi là "bị thủng". Năm 1992, NASA ghi nhận được độ dày tầng Ozone ở Nam Cực chỉ còn 100DU, đến năm 2006 nó còn 93DU và đến tháng 10/2012 thì tăng lên 124DU.

Diện tích của vết thủng trên tầng Ozone khi bị phát hiện đã rất lớn, năm 2010 nó đạt kích thước lớn nhất, tới 30 triệu km vuông tức rộng gấp 3 lần nước Úc, bằng khoảng Bắc Mỹ (diện tích Mỹ và Canada cộng lại). Đến cuối năm 2012, NASA cho rằng lỗ hổng này đã và đang thu hẹp lại, hiện nay "chỉ còn" khoảng 21 triệu km vuông, bằng 2/3 so với hồi 2010.

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại
Lỗ thủng tầng ozone qua các năm (màu xanh dương là vùng bị thủng)

Dự kiến đến năm 2060 thì tầng Ozone ở Nam Cực có thể phục hồi như xưa. Tầng Ozone bị thủng do hậu quả của việc sử dụng khí CFC (chlorofluorocarbon) được phát minh vào thập kỉ 1920 và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện lạnh thế kỉ 20. Đến nay khí này gần như không còn được sử dụng nữa, nhờ vào một Hiệp ước quốc tế không sử dụng CFC kí tháng 9/1987.

Theo Tinhte
  • 3.886