Loài báo quý hiếm nhất thế giới chính thức được gạch tên khỏi Sách Đỏ

  •  
  • 3.788

Một sinh vật tuyệt đẹp của đỉnh Himalaya, tưởng như đang chờ tuyệt chủng, nhưng giờ đây đã phần nào được an toàn.

Kể từ khi được giới sinh học quan sát vào năm 1970, loài báo tuyết đã được IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế) liệt vào tình trạng "có nguy cơ tuyệt chủng" trong Sách Đỏ. Một phần là do con người, nhưng lý do chính là vì khu vực sinh sống tại những địa điểm cao và hiểm trở nhất của dãy Himalaya, nên rất khó để đánh giá chính xác về số lượng loài.

Hiện tại có ít nhất 4.000 báo tuyết trưởng thành đang thống trị đỉnh Himalaya.
Hiện tại có ít nhất 4.000 báo tuyết trưởng thành đang thống trị đỉnh Himalaya.

Tưởng như chỉ chờ ngày biến mất, nhưng gần đây, bằng những tiến bộ về công nghệ theo dõi, các chuyên gia đã có được số liệu chính xác về loài báo quý hiếm này, qua đó giúp gạch tên báo tuyết khỏi danh sách "sắp tuyệt chủng" và đưa về "dễ gặp nguy hiểm".

"Để được coi là nguy cấp, số lượng cá thể trong loài phải ít hơn 2.500 bên ngoài tự nhiên, và xu hướng giảm phải rất mạnh" - trích lời tiến sĩ Tom McCarthy từ tổ chức từ thiện Panthera.

Theo tiến sĩ, hiện tại có ít nhất 4.000 báo tuyết trưởng thành đang thống trị đỉnh Himalaya, nên chúng không còn nguy cấp nữa. Số lượng loài vẫn giảm, nhưng ở tốc độ không quá nhanh như chúng ta tưởng.

"Đây là một tin tốt, nhưng không có nghĩa chúng đã được an toàn" - tiến sĩ chia sẻ. "Chúng vẫn đang gặp rủi ro tuyệt chủng rất lớn ngoài tự nhiên, và số lượng vẫn có xu hướng giảm, dù không quá nhanh".

Báo tuyết - sinh vật tuyệt đẹp của Himalaya đã được gạch tên trong Sách Đỏ.
Báo tuyết - sinh vật tuyệt đẹp của Himalaya đã được gạch tên trong Sách Đỏ.

McCarthy cho rằng, thông tin này có nghĩa các nhà bảo tồn cần có nhiều hành động hơn để cứu lấy các loài thuộc họ mèo cỡ lớn.

Mối đe doạ lớn nhất của chúng chính là con người - từ hành vi săn bắt trộm. Kế đó là biến đổi khí hậu - thứ đã dồn báo tuyết phải sinh sống ở những khu vực ngày càng cao hơn.

Và quan trọng nhất, những nghiên cứu tương tự cần tiếp tục được thực hiện, để con người xác nhận được tình trạng cụ thể của các loài vật trong tương lai.

Cập nhật: 18/09/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3.788