Loại bỏ suy nghĩ sai lầm về việc nhổ răng khôn

Răng khôn là gì?
  •  
  • 8.061

Chúng ta phải hiểu rằng không phải tất cả những chiếc răng khôn nào cũng cần phải loại bỏ. Chỉ những chiếc răng gây nhiễm trùng, sâu răng hoặc mọc chệch qua những chiếc răng bên cạnh gây ra đau đớn thì mới cần phải được lấy đi.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng của người trưởng thành.

Hầu như chúng ta đều nhận biết được thời điểm răng khôn bắt đầu mọc lên. Chúng là những chiếc răng mọc sau cùng. Theo thống kê độ tuổi mọc răng khôn là từ 17 – 25 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp răng khôn xuất hiện muộn hơn độ tuổi này.

Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.

Nhiều người cho rằng chúng ta cần phải nhổ bỏ răng khôn. Tùy thuộc vào vùng răng mọc cũng như răng còn nằm dưới nướu hay không, việc phẫu thuật lấy răng thường đi kèm với việc gây mê toàn thân cũng như những vết cắt sâu. Sau đó, bệnh nhân phải nghỉ ngơi trên giường trong suốt hai tuần và không được ăn thức ăn cứng. Đối với khá nhiều nhiều người, đây là quãng thời gian đáng sợ nhất khi chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành.

Bên cạnh đó, một lý do khác giải thích rằng răng khôn cần phải nhổ vì chúng thường mọc vào vị trí không thuận lợi. Hơn thế nữa răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm sẽ khó vệ sinh, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến nguy cơ sâu răng, viêm lợi... cũng như hàng tá những rắc rối khác đối với sức khỏe.

Nếu răng khôn chung sống bình yên với những chiếc răng khác thì bạn không cần phải nhổ nó làm gì.
Nếu răng khôn chung sống bình yên với những chiếc răng khác thì bạn không cần phải nhổ nó làm gì. (Nguồn ảnh: zdn).

Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ... gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng càng ngày càng có nhiều chuyên gia đang bắt đầu đặt câu hỏi rằng những ca phẫu thuật lấy răng khôn này liệu có thật sự cần thiết?

Chúng ta phải hiểu rằng không phải tất cả những chiếc răng khôn nào cũng cần phải loại bỏ. Chỉ những chiếc răng gây nhiễm trùng, sâu răng hoặc mọc chệch qua những chiếc răng bên cạnh gây ra đau đớn thì mới cần phải nhổ bỏ.

Các nhà khoa học tại Đại học York (Anh) kết hợp cùng Học viện vật lý hoàng gia Edinburgh vừa công bố một báo cáo cho thấy ở những người không có xuất hiện những triệu chứng như nhiễm trùng hoặc đau đớn thì việc phẫu thuật lấy răng khôn là điều không cần thiết.

Vào năm 2011, có hơn 10 triệu ca phẫu thuật răng khôn tại Mỹ. Đến năm 2015, số người phẫu thuật lấy răng khôn ở Úc đã đông gấp 7 lần so với nước Anh.

"Mọi người đều có nguy cơ bị viêm ruột thừa. Nhưng đâu phải tất cả mọi người đều phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nguyên lý tương tự cũng có thể được áp dụng trên răng khôn", theo lời Greg J. Huang, Chủ tịch khoa răng hàm mặt tại Đại học Washington.

Không phải tất cả những chiếc răng khôn nào cũng cần phải loại bỏ.
Không phải tất cả những chiếc răng khôn nào cũng cần phải loại bỏ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 83,13% số người để lại răng khôn đã hoàn toàn không mắc bất kì một triệu chứng nào sau một năm kể từ thời điểm răng mọc. Một nghiên cứu khác vào năm 2011 trên 6.000 trẻ em ở Hy Lạp cho thấy chỉ có 2,8% số răng bị biến chứng thành sưng hoặc u nang.

Vào năm 2008, Hội Y tế công cộng Mỹ (APHA) đưa ra tuyên bố rằng răng khôn không làm tăng tỷ lệ hư hỏng của răng kế cận cũng không chứa tỷ lệ vi khuẩn cao làm dẫn đến các bệnh như nha chu.

APHA cũng đưa ra khuyến cáo rằng việc phẫu thuật lấy răng khôn cũng mang lại rất nhiều nguy cơ. Ngoài rủi ro liên quan đến thuốc gây mê, ca phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến thần kinh, mất vị giác và thậm chí là tử vong.

Triệu chứng khi mọc răng khôn

  • Cảm giác đau nhức là dấu hiệu thường gặp nhất khi răng khôn đang mọc. Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài trong vài năm nên tình trạng đau nhức này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Sưng nướu. Tại vị trí mọc răng khôn, nướu thường bị răng đội lên nên tình trạng sưng và tấy đỏ là phổ biến. Đặc biệt thời điểm răng tách nướu để chui lên sẽ gây ra cơn đau nhiều hơn. Tuy nhiên, khi răng lên được 1 ít và ổn định thì nướu sẽ trở lại bình thường.
  • Hiện tượng sốt cũng là triệu chứng bình thường trong quá trình răng khôn đang mọc. Lúc này bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần hỏi ý kiến bác sĩ để uống thuốc giảm sốt là sẽ đỡ ngay.

Dấu hiệu bất thường khi mọc răng khôn

Biểu hiện bất thường khi mọc răng khôn là tình trạng đau nhức kéo dài, ngày càng dữ dội và không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Thông thường, mỗi lần đau chỉ kéo dài vài ngày, cao lắm là 1 tuần, nên nếu đau răng kéo dài trên 1 tuần thì cần kiểm tra ngay.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bất thường này: Răng khôn mọc kẹt trong xương hàm hoặc răng khôn mọc lệch đâm vào răng bên cạnh.

Triệu chứng bất thường này của răng khôn cực kỳ nguy hiểm. Nó gây áp lực làm yếu xương hàm và hư hại răng bên cạnh. Và nếu bạn để lâu không chữa trị thì nó có thể thoái hóa thành u nang hoặc gây ra hiện tượng xô lệch cả hàm răng khó phục hồi lại được.

Nếu gặp trường hợp này, bạn không nên do dự mà phải lập tức đi khám ngay để biết tình trạng nguy hiểm của chiếc răng mà loại bỏ kịp lúc tránh gây hại về sau.

Bạn không nên nhổ răng khôn khi:

  • Nếu chúng là những chiếc răng khỏe mạnh, không bị sâu răng và vùng lợi xung quanh không có dấu hiệu bị viêm.
  • Răng khôn đã nhú lên hoàn toàn.
  • Chúng mọc đúng vị trí và không làm ảnh hưởng tới chức năng bình thường của những chiếc răng bên cạnh.
  • Bạn có thể dễ dàng vệ sinh chúng hàng ngày.

Bạn nên nhổ răng khôn khi:

  • Răng khôn nằm ẩn hoàn toàn dưới nướu và không thể nhú lên được. Trong trường hợp này, chúng sẽ vô tình góp phần tạo ra một u nang có thể phá hủy chân của những chiếc răng bên cạnh.
  • Răng khôn không nhú lên hoàn toàn. Điều này gây khó khăn cho việc vệ sinh và có thể tích tụ một số lượng lớn vi khuẩn trong thời gian dài, từ đó dẫn tới nhiều bệnh răng miệng khác nhau.
  • Răng khôn mọc lệch và chèn ép các răng bên cạnh trong trường hợp không đủ chỗ trống để nhú lên.
  • Bạn cảm thấy đau ở khu vực răng khôn.
  • Các mô mềm nằm gần vị trí của răng khôn thường bị viêm nhiễm.
  • Răng khôn làm hình thành nhiều khối u trên lợi.
  • Lợi có dấu hiệu bị viêm.
  • Chiếc răng nằm ngay kế bên răng khôn bị sâu và bắt đầu vỡ ra.

Vị trí của răng khôn ở tuổi 12 và tuổi 25 trong trường hợp không nhú lên được.
Vị trí của răng khôn ở tuổi 12 và tuổi 25 trong trường hợp không nhú lên được.

Các nha sĩ khuyên bạn nên quyết định nhổ răng khôn càng sớm, càng tốt vì sau tuổi 25, toàn bộ mô xương trong cơ thể con người sẽ trở nên hoàn chỉnh. Điều này, khiến cho răng khôn khó nhổ hơn và các mô xung quanh cũng sẽ khó hồi phục hơn.

Lưu ý khi mọc răng khôn

  • Chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ, nhất là vị trí mọc răng. Vì lúc này nướu răng đang bị tổn thương nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây sâu răng.
  • Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nên trình bày với bác sĩ về tình trạng mọc răng rồi hãy dùng thuốc chứ không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào bạn nhé.
  • Khi nhận thấy răng có dấu hiệu bất thường thì bạn không nên vì sợ nhổ răng mà giấu bệnh. Bởi trường hợp này càng để lâu thì càng nguy hiểm và khó trị hơn rất nhiều.
Cập nhật: 16/11/2018 Tổng hợp
  • 8.061