Con người có thể biến thành "tắc kè hoa" nếu như mặc quần áo may từ loại sợi "biến màu" mà các nhà khoa học mới tạo ra.
Lấy ý tưởng từ một loại quả mọng nhiệt đới có tên Margaritaria nobilis (hay Bastard Berry), một nhóm các nhà khoa học vật liệu trường đại học Havard, Mỹ và đại học Exeter, Anh đã tạo ra được một loại sợi vải, có khả năng đổi màu khi kéo giãn. Màu của sợi vải chuyển từ màu phớt đỏ sang màu xanh, phụ thuộc vào lực kéo giãn vải.
Quả Margaritaria nobilis thay đổi màu khi ngâm vào nước.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Advanced Materials. Phát hiện mới này có thể mở đường cho việc chế tạo loại sợi thông minh, có thể thay đổi khi gặp nhiệt độ và áp lực.
Khi nghiên cứu quả Margaritaria nobilis của một loại cây nhiệt đới sống ở Nam Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện ra được màu sắc hạt của hạt cây là màu xanh sáng.
Màu sợi vải thay đổi khi lực kéo tăng lên.
Màu sắc của quả cây này khá là bắt mắt. Đây là cách cây “lừa” chim đến ăn và giúp cây “phân tán” hạt. Sau khi kết hợp những đặc tính này với một loại vật liệu đàn hồi, các nhà khoa học thu được một loại sợi vải đổi màu khi bị kéo giãn.
Tế bào trên lớp vỏ hạt có chứa một kiểu mô, có thể ngăn được các tia sáng và tạo ra những màu sắc giống như màu mà bạn thấy trên bọt bong bóng xà phòng. Và các nhà nghiên cứu đã bắt chước những thành phần cấu trúc chủ đạo của lớp tế bào này trên một sợi vải mỏng, bọc trong một lớp polymer kép.
Trong tương lai, loại sợi này có thể được dùng để may những chiếc áo sơ mi đổi màu theo sức ép của cơ hay dùng để cảnh báo về sức nóng.