Lợn khổng lồ cổ đại: Kẻ khủng bố của Bắc Mỹ thời tiền sử

  •  
  • 2.119

Việc phát hiện ra loài lợn khủng bố Daeodon có thể bắt nguồn từ những năm 1870, khi Hoa Kỳ, nơi vừa kết thúc cuộc nội chiến, bắt đầu một "cuộc chiến" khác, đó là "Cuộc chiến xương" - Bone Wars, thời kỳ săn lùng và khám phá hóa thạch cạnh tranh khốc liệt và tàn nhẫn trong Thời đại Gilded của lịch sử Hoa Kỳ, được đánh dấu bởi một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Edward Drinker Chuyện và Othniel Charles Marsh.

Hai nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Edward Drinker đối thủ và Othniel Charles Marsh đã tranh giành để tìm và đặt tên cho các hóa thạch mà họ khai quật được, như Stegosaurus và các sinh vật cổ đại nổi tiếng khác như Brontosaurus, Pteranodon, Tylosaurus... cũng đều đến từ bàn tay của hai người họ.

Hộp sọ của lợn khổng lồ.
Hộp sọ của lợn khổng lồ.

Vào thời điểm đó, giới khoa học thường đặt tên cho hóa thạch của các loài động vật có vú thời tiền sử dựa trên đặc điểm hộp sọ của chúng và tên của loài lợn khủng bố này là Daeodon, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là từ ghép của "δαίος" (có nghĩa là khủng khiếp, đáng sợ) và "οδον"(có nghĩa là răng), và tên của sinh vật này có nghĩa là những chiếc răng khủng khiếp vì chúng sở hữu những chiếc răng nanh khổng lồ và đáng sợ còn sót lại trong hóa thạch.

Do các hóa thạch được tìm thấy hầu hết đều không còn nguyên vẹn nên khoa học thời kì đó tin rằng đây là hóa thạch của một con thú móng guốc kỳ lạ và có thể có mối quan hệ mật thiết với loài thú cổ đại có tên Menodus.

Menodus
Menodus.

Vào thế kỷ 20, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một hóa thạch Daeodon đầy đủ hơn để có thể chứng minh được rằng sinh vật này thuộc họ Entelodontidae (họ lợn khổng lồ) và có thể phân loại được chúng.

Lợn trâu hay còn gọi là lợn sát thủ là một họ lợn đã tuyệt chủng từ thời kỳ tiền sử.
Lợn trâu hay còn gọi là lợn sát thủ là một họ lợn đã tuyệt chủng từ thời kỳ tiền sử. Chúng là động vật ăn tạp và là loài đặc hữu của những khu rừng và đồng bằng Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Chúng là một trong những loài động vật săn mồi hung tợn nhất lịch sử.

Nếu như nhìn từ phía đầu của lợn trâu thì loài sinh vật này to lớn như một con bò rừng bison.
Nếu như nhìn từ phía đầu của lợn trâu thì loài sinh vật này to lớn như một con bò rừng bison.

Daeodon hay còn gọi là lợn trâu, lợn sát thủ có chiều cao tính tới vai đạt 1,8 mét, cao hơn hầu hết người trưởng thành tại Việt Nam và sở hữu chiều dài cơ thể khoảng 3 mét và nặng hơn một tấn. Nếu như nhìn từ phía đầu của lợn trâu thì loài sinh vật này to lớn như một con bò rừng bison, động vật có vú trên cạn lớn nhất sống ở Bắc Mỹ ngày nay.

. Đầu của chúng có hình dáng khá đáng sợ
. Đầu của chúng có hình dáng khá đáng sợ.

Lợn trâu không chỉ sở hữu thân hình to lớn, hộp sọ của chúng cũng được sếp vào loại có kích thước khủng với chiều dàu lên tới 0,9 mét, gần bằng 1/3 chiều dài cơ thể. Đầu của chúng có hình dáng khá đáng sợ mà khi một loài sinh vật thời hiện đại nào sở hữu hình dạng đó chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ đó là một loài vật đột biến, bị nhiễm phóng xạ.

Nhìn từ xương, hộp sọ của chúng có thể thấy rằng lợn trâu sở hữu bộ hàm cực khỏe ngoài ra còn sở hữu những chiếc răng khổng lồ với hình dạng và chức năng khác nhau. Trong số đó, một cặp răng nanh mọc ở phía trước là dễ thấy nhất, chúng dày và sắc, chân răng dài hơn bàn tay con người và đó cũng chính là nguồn gốc cho tên gọi Daeodon của chúng.

Bộ hàm của chúng bao gồm cả răng nanh lớn, răng cửa nặng nề, và răng hàm tương đối đơn giản
Bộ hàm của chúng bao gồm cả răng nanh lớn, răng cửa nặng nề, và răng hàm tương đối đơn giản, nhưng mạnh mẽ. Những tính năng này cho thấy một chế độ ăn uống theo kiểu động vật ăn tạp, tương tự như của lợn hiện đại.

Giống như nhiều động vật khác, chúng có móng guốc chẻ, với hai ngón chân chạm đất. Đặc điểm để phân loại lợn trâu không phải là sự nặng nề to lớn mà là cục xương ở hai bên của đầu của chúng, dấu vết này vẫn còn tồn tại ở một số loài heo rừng ngày nay.

Có một đặc điểm của chúng vẫn còn được giữ lại ở một số loài lợn rừng hiện đại đó là hai cục xương ở hai bên đầu gắn liền với xương hàm của chúng. Các nhà cổ sinh vật học suy đoán rằng tác dụng của hai cục xương đó là để liên kết các bó cơ và tăng lực cắn cho cơ hàm và có thể dễ dàng nghiền nát được xương của con mồi.

Loài lợn này có móng guốc chẻ, với hai ngón chân chạm đất.
Loài lợn này có móng guốc chẻ, với hai ngón chân chạm đất.

Cổ của chúng ngắn và dày được liên kết thẳng tới vai bởi những bó cơ chắc khỏe và khiến cho vài trở thành điểm cao nhất của cơ thể và sẽ dốc cũng như nhỏ dần về phía cuối lưng. Phía dưới cơ thể của loài lợn này là những chi dài và chắc khỏe. Giống như lợn, lợn trâu cũng có hai móng guốc trên bàn chân, điều này cho thấy chúng rất giỏi chạy, tất cả những đặc điểm đó khiến cho chúng có một vẻ ngoài to lớn và vô cùng đáng sợ.

Phía dưới cơ thể của loài lợn này là những chi dài và chắc khỏe.
Phía dưới cơ thể của loài lợn này là những chi dài và chắc khỏe.

Lợn khủng bố Daeodon sống ở Thế Miocene tại Bắc Mỹ từ 29 đến 19 triệu năm trước. Thời gian tồn tại của chúng dài tới 10 triệu năm, đủ để chứng minh khả năng sống sót mạnh mẽ của chúng lớn đến nhường nào.

Thời gian tồn tại của chúng dài tới 10 triệu năm
Thời gian tồn tại của chúng dài tới 10 triệu năm.

Cái đầu lớn và hàm răng nanh khổng lồ đáng sợ dường như là những đặc điểm điển hình của những kẻ săn mồi. Nhưng qua các phân tích trong thực tế, đây lại là loài ăn tạp, các nhà cổ sinh vật học tin rằng thức ăn chính của chúng là thực vật nhưng đôi khi chúng sẽ trở thành những kẻ săn mồi khát máu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Chúng không chỉ chủ động giết chết các động vật khác mà còn cướp lấy chiến lợi phẩm của những loài thú khác
Chúng không chỉ chủ động giết chết các động vật khác mà còn cướp lấy chiến lợi phẩm của những loài thú khác và đôi khi chúng còn ăn thịt cả chính đồng loại của mình.

Với kích thước khổng lồ và vẻ ngoài xấu xí, chúng luôn có thể khiến những kẻ săn mồi khác sợ hãi
Các nhà cổ sinh vật học phỏng đoán rằng loài vật này thường sinh sống thành từng nhóm nhỏ ở vùng đồng bằng ở Thế Miocene tại Bắc Mỹ. Với kích thước khổng lồ và vẻ ngoài xấu xí, chúng luôn có thể khiến những kẻ săn mồi khác sợ hãi và dễ dàng cướp đi chiến lợi phẩm của chúng. Đôi khi, để cạnh tranh con mồi, những con lợn trâu cũng sẽ chiến đấu với đồng loại của mình, các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy những vết cắn do những chiếc răng của loài này để lại trên hóa thạch của chúng.

Chính thói quen "đi ăn cướp"
Chính thói quen "đi ăn cướp", thân hình to lớn và sức mạnh của chúng, "kẻ săn mồi" không chuyên nghiệp có thừa sức để đứng trên những kẻ săn mồi hàng đầu trong hệ sinh thái thời kì của chúng.

Những con Entelodont cuối cùng đã chết cách đây khoảng 19 triệu năm. Không ai biết tại sao chúng bị tuyệt chủng, nhưng sự phát triển của các loài động vật săn mồi có vú mới có thể có liên quan đến nó.

Cập nhật: 03/03/2020 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2.119