Lý giải sự hình thành gió phơn khô nóng

  •   44
  • 23.372

Gió phơn (gió foehn) là hiện tượng gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

Gió phơn, hay còn gọi là gió Lào hoặc gió Tây Nam khô nóng.
Gió phơn, hay còn gọi là gió Lào hoặc gió Tây Nam khô nóng.

Trên thế giới, gió phơn có nhiều tên gọi khác nhau như: gió Lào hoặc gió Tây Nam khô nóng ở Việt Nam, gió Chinook ở Mỹ và Canada, hay gió Bilbao ở Tây Ban Nha.

Hiện tượng gió phơn xảy ra khi gió mang hơi ẩm bị núi chắn ngang trên đường di chuyển. Khi đó, gió buộc phải leo dốc để vượt qua dãy núi.

Càng lên cao nhiệt độ càng lạnh (trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C) điều này khiến hơi ẩm trong gió ngưng tụ, hình thành mây và gây mưa ở sườn núi đón gió, đồng thời làm gió giảm áp suất.

Khi vượt qua đỉnh núi, gió trở thành khối khí khô và di chuyển xuống dốc. Không khí càng khô đồng nghĩa càng ít mây được hình thành bên sườn khuất gió. Vì vậy, gió càng nhận được nhiều nhiệt từ Mặt trời.

Bên canh đó, càng di chuyển xuống chân núi, gió càng bị nén lại do mật độ không khí đậm đặc hơn. Quá trình này gây ra hiện tượng đoạn nhiệt khiến nhiệt độ của gió càng tăng lên. Kết quả là gió sau khi xuống núi trở nên rất khô và nóng. Dãy núi càng cao thì gió phơn càng khô và nóng hơn.

Cập nhật: 06/07/2018 Theo VNE
  • 44
  • 23.372