Mảnh thiên thạch chưa từng thấy trong lịch sử được phát hiện tại một mỏ đá vôi

  •   3,33
  • 7.206

"Mảnh thiên thạch vừa tìm thấy thuộc loại mà chúng ta không hề biết tới trong thế giới ngày nay", nhà địa chất học Birger Shmitz trả lời phỏng vấn.

Một mảng đá vỡ có kích thước của một chiếc bánh qui vừa được đào thấy trong một mỏ đá vôi tại Thụy Điển. Nó được cho là một phần của một mảnh thiên thạch có niên đại đến 470 triệu năm với những đặc điểm khác biệt hoàn toàn và "đậm chất ngoài hành tinh" nhất so với bất kì mảnh thiên thạch nào được tìm thấy trên trái đất từ trước đến nay.

Tảng đá có chứa mảnh thiên thạch được tìm thấy tại Thụy Điển.
Tảng đá có chứa mảnh thiên thạch được tìm thấy tại Thụy Điển.

Thuật lại trong tờ nhật báo Nature Communicatopns, nhà địa chất học Birger Schitz gợi ý rằng vật thể bất thường này có thể cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin chi tiết về lịch sử sơ khai của hệ Mặt Trời. Đây có thể là tài liệu đầu tiên về một loại thiên thạch đã bị "tuyệt chủng" - đáng lẽ ra sẽ không rơi xuống Trái đất vì bản thể gốc của nó đã bị phá hủy bởi các vụ va chạm.

Dù vậy mảnh thiên thạch vừa được tìm thấy này dường như không đưa ra một miêu tả đầy đủ về các loại hình thể bên trong vành đai tiểu hành tinh (nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc).

"Vành đai tiểu hành tinh đã tiến hóa thông qua những vụ chạm trong lịch sử hệ mặt trời, xuyên suốt quá trình đó, nhiều tiểu hành tình nguyên thủy đã bị tiêu diệt. Những mẫu đá hóa thạch trên trái đất (hoặc từ các hành tinh giống như trái đất) là bằng chứng duy nhất cho thấy chúng thực sự đã tồn tại và chỉ có một cách duy nhất để chứng thực việc này đó là điều tra những vụ va chạm xung quanh hệ Mặt trời".

"Chúng ta biết rằng những viên gạch đổ vỡ từ các tòa nhà trên trái đất không đại diện cho các mẫu thiên thạch. Nhưng những mẫu thiên thạch hoàn toàn đã bị tuyệt chủng như thế này có thể đã xây dựng nên Trái Đất cách đây hàng triệu năm trước".

Những thiên thạch nhỏ này được cho là một phần của một tảng đá lớn hơn rất nhiều, có kích cỡ khoảng từ 19 đến hơn 30km (12-19 miles, 1 mile = 1,6km), mà hàng trăm triệu năm trước đã va chạm mạnh với một thực thể lớn khác trong vũ trụ, gây ra hoàng loạt các vụ rơi thiên thạch trên trái đất.

Mảnh thiên thạch này được xác định như một mảnh vỡ còn lại duy nhất sau vụ va chạm mà nhiều khả năng bắt nguồn từ vành đai tiểu hành tinh.

Mỏ đá vôi tại Thụy Điển - nơi mảnh thiên thạch được tìm thấy.
Mỏ đá vôi tại Thụy Điển - nơi mảnh thiên thạch được tìm thấy.

Cùng với hơn 100 các loại mảnh vỡ hóa thạch được phát hiện tính tới thời điểm này, mảnh vỡ mới được tìm thấy này ban đầu đã bị chìm sâu xuống dưới đáy đại dương. Đại dương khi ấy được thay thế bằng mỏ đá vôi ở Thụy Điển ngày nay, nơi mà tảng đá được tìm thấy

"Mảnh thiên thạch vừa tìm thấy thuộc loại mà chúng ta không hề biết tới trong thế giới ngày nay", nhà địa chất học Birger Shmitz trả lời phỏng vấn AFP: "Nó chứa các nguyên tố có nồng độ rất cao (so với các vật liệu trên trái đất), chẳng hạn như ridium, rất hiếm trên trái đất, ngoài ra nó còn có những đồng vị hiếm của nguyên tố neon".

"Rõ ràng khám phá mới này đã mở ra khả năng tái tạo lại các khia cạnh quan trọng trong lịch sử cấu trúc hệ mặt trời bằng cách nhìn xuống mặt đất thay vì nhìn lên bầu trời", tác giả của cuộc nghiên cứu kết luận.

Cập nhật: 18/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,33
  • 7.206