Cống hiến to lớn trong điện tử học của Faraday đã làm cho cả thế giới phải kính nể, ông được phong tặng 97 phẩm hàm, rất nhiều huy chương vàng và bằng chứng nhận các loại.
Khi Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Anh chọn bầu chủ tịch viện, rất nhiều người cùng nghĩ đến Faraday. Mọi người đều cho rằng với sự cống hiến và uy tín của mình Faraday rất xứng đáng với chức vụ đó và là ứng cử viên lý tưởng nhất. Khi Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia cử một số người đến gặp trưng cầu ý kiến của Faraday, ông nói: "Xin cho tôi được suy nghĩ kỹ đã".
Sáng sớm hôm sau họ lại đến nhà Faraday, mọi người rất hồi hộp đợi câu trả lời của ông, họ rất sợ ông từ chối lời mời của Viện. Một vị trong họ nói: "Thưa giáo sư Faraday, tôi hy vọng ngài nhận lời".
Faraday mìm cười nói: "Nói thế hóa ra, ngài muốn bức tôi phải nhận chức vụ đó à?"
"Vâng, đây là trách nhiệm không nên từ chối của ngài ạ!"
Lúc đó Faraday nói ra suy nghĩ của mình: "Lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Anh không phải là chuyện đơn giản. Tôi là người ít giao tiếp, không quen nói, nếu làm chủ tịch e rằng rất không thích hợp."
Lúc này vợ Faraday bước tới nói: "Các ngài xem đấy, ông ấy đơn giản tới mức giống như một đứa trẻ lớn, có thể làm quân đoàn trưởng của một quân đoàn trẻ nhỏ, còn làm chủ tịch Viện e rằng khó làm được".
Cuối cùng Faraday quyết định: "Xem ra hãy cứ để cho tôi được làm một Faraday bình thường, nếu tôi nhận chức vụ chủ tịch Viện Hàn lâm có lẽ một năm sau tôi sợ không còn giữ được những tri thức thuần khiết của mình nữa".
Cho dù mọi người cố gắng khuyên giải nhưng Faraday vẫn không nhận lời, ông kiên quyết làm một Faraday bình thường. Suốt đời ông mang trong mình một trái tim trẻ thơ, với mọi người ông chân tình, hòa nhã, ông thường quấn một chiếc tạp dề cũ, dùng hai ống tay áo để làm thí nghiệm, thậm chí người đến tham quan còn hiểu nhầm ông là người làm tạp vụ.
Khi Faraday nhận làm giáo sư ở Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia, mỗi kỳ nghỉ hàng năm ông đều tổ chức giảng phổ cập khoa học cho thiếu niên nhi đồng. Mỗi lần ông tổ chức cứ nhộn nhịp như tết vậy, mọi người đều hết sức vui vẻ. Cha mẹ đưa các em tới hội trường chật cứng, cả ngoài hành lang các em cũng chen chúc đứng nghe. Chủ đề ông giới thiệu không thiếu lĩnh vực cơ bản nào, từ hóa học, thiên văn học, đến điện... cái gì cần nói ông đều nói. Mọi lý lẽ dù cao siêu đến đâu khi qua ông giảng giải đều trở nên đơn giản và cũng hết sức thú vị.
Hình thức giảng về khoa học như vậy ông đã thực hiện hiện được 19 năm. Các em nhỏ và các bậc phụ huynh đều rất thích, ngay cả 2 hoàng tử con của Nữ hoàng rất hâm mộ ông và cũng đến nghe. Bọn trẻ rất thích ông, mỗi khi cùng vợ đi nhà thờ về, bọn trẻ thường tụ tập ở bên đường để chào ông, hỏi thăm ông, có đứa sau khi cúi người chào ông rồi lại chạy qua đường tắt đón đầu đến trước mặt ông để chào lại lần nữa. Faraday thấy vật rất vui, vợ ông cũng âu yếm gọi là Quân đoàn trưởng quân đoàn trẻ con.
Bạn bè Faraday đã thay ông xuất bản khoa học phổ cập tên gọi là "Câu chuyện cây nến", trong sách nói tại sao cây nến lại cháy được, cháy xong thì đi đâu mất... nội dung sinh động, hấp dẫn. Trong cuốn sách Faraday viết: Hy vọng thế hệ trẻ cũng giống như cây nến, có một chút ánh sáng, một chút nhiệt lượng, cống hiến sức mình cho sự nghiệp chung của nhân loại.
Cuộc đời Faraday là như vậy, ông đốt cháy mình, mang ánh sáng tặng cho mọi người. Ông hiến trọn đời mình cho công việc đi tìm chân lý, ông đã để lại rất nhiều di sản tri thức cho chúng ta. Ông là một nhà khoa học vĩ đại.
"Không thể nói rằng tôi không trân trọng những vinh dự này, hơn nữa thừa nhận nó rất có giá trị, nhưng chỉ có điều tôi chưa từng làm việc vì mục tiêu nhằm đạt được những vinh dự đó".
-- Faraday -
-----------------------------
Trở lại: "Michael Faraday và gian phòng thí nghiệm nhỏ"
Trở lại: "Michael Faraday - Cánh chim tự do"