Microsoft Research – đơn vị chuyên nghiên cứu công nghệ của người khổng lồ trong lãnh vực phần mềm – đã đầu tư phát triển thành công nguyên mẫu đầu tiên phiên bản hệ điều hành có nhân kernel cực nhỏ với tên mã là “Singularity”. Hệ điều hành này không có bất kỳ dính dáng gì đến Windows.
Điều này hoàn toàn ngược lại với những gì chúng ta biết đến từ trước đến nay: Windows không phải là hệ điều hành duy nhất mà Microsoft đầu tư phát triển. Microsoft vẫn còn con bài chiến lược khác.
Microsoft Research đã phải bắt tay xây dựng hệ điều hành mới của Microsoft từ con số 0 để làm nên một hệ điều hành dựa trên nền tảng nhân kernel nhỏ (micro-kernel) với trên 300.000 dòng mã lệnh mà không có bất kỳ dính dáng gì đến Windows.
Trên thực tế, tốc độ phát triển hệ điều hành mới của Microsoft - với tên mã là “Singularity” – là tương đối chậm. Tuy nhiên dù sao thì hệ điều hành này cũng đã và đang từng bước hình thành nên da nên thịt. Microsoft Research mới gần đây là cho công bố một báo cáo nghiên cứu kỹ thuật dài tới 44 trang về Singularity trên trang web của dự án nghiên cứu hệ điều hành mới. Bên cạnh đó các quan chức của Microsoft cũng đã đưa ra thảo luận công khai về vấn đề hệ điều hành mới tại hội nghị USENIX hồi tháng 6. Và đầu tuần qua, Singularity đã có mặt và thu hút được không ít sự chú ý tại Slashdot.
“Một hệ điều hành được phát triển từ con số 0 với mục tiêu cuối cùng là tính đáng tin cậy sẽ như thế nào?” Đây chính là câu hỏi mà đội nghiên cứu phát triển Singularity đã phải đi tìm câu trả lời trong suốt hơn 2 năm qua.
“Singularity không phải là Windows. Chúng tôi phải xây dựng mọi dòng mã lệnh của hệ điều hành này từ đầu, từ con số 0” Galen Hunt, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Microsoft Research trong dự án Singularity.
Hunt cho biết Singularity là một dự án lớn nhất hiện nay tại Microsoft Research với sự tham gia của khoảng 35 chuyên gia thuộc các lĩnh vực như hệ thống, mạng, lập trình, thử nghiệp cũng như nhiều đội nghiên cứu khác.
Cũng giống như bao dự án khác của Microsoft, dự án Singularity vẫn chưa hoàn toàn được xác định cho mục tiêu thương mại hoá kinh doanh. Microsoft sẽ có thể tiến hành thương mại hoá hệ điều hành này hoặc nhúng các thành phần của Singularity vào trong các sản phẩm khác hay đơn giản chỉ là dựa vào những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án này để đề cao những nỗ lực của Microsoft mà thôi.
Tuy nhiên, công việc nghiên cứu phát triển hệ điều hành Singularity của Microsoft lại đang góp phần làm sản sinh ra rất nhiều ý tin cho đội ngũ kiến trúc sư tại Phòng nghiên cứu mã nhân hệ điều hành (Core Operating System Division – COSD) và đội nghiên cứu bảo mật của Microsoft, Hunt cho biết. Công việc của COSD hiện nay là đang góp phần giảm tính phụ thuộc giữa các hệ điều hành phụ cấu thành nên Windows. Đội nghiên cứu bảo mật thì lại đang nỗ lực đấu tranh với việc yêu cầu nhận dạng liên bang cũng như những thách thức hệ thống.
“Chúng tôi đã có ý tưởng về cách thức giảm thiểu đến mức tối đa tính phụ thuộc khi xây dựng phát triển một hệ điều hành từ con số 0,” Hunt cho biết. “Đây chính là một ý tưởng chuyển gia công nghệ.”
Theo giả thuyết, Singularity có thể sẽ không thể hoạt động như một hệ điều hành máy chủ như một cái gì đó tương tự như Microsoft BigTop. BigTop là tên mã của dự án cơ sở hạ tầng hệ thống phân phối trong nội bộ Microsoft. Dự án này hiện vẫn chưa được cho công bố.
Tóm lại chúng ta có thể nói rằng, mọi bộ phận của Singularity rồi sẽ tìm được chỗ đứng của mình trong một hệ điều hành nhúng hay trên thị trường hệ điều hành máy chủ hoặc là cả 2 môi trường đó.
Singularity là một minh chứng cho sự tồn tại của đoạn mã được quản lý cho dù hệ điều hành này không phải là là hệ điều hành đầu tiên được xây dựng và phát triển hoàn toàn dựa trên các đoạn mã được quản lý.
Tuy nhiên, hiện tại hiện điều hành này đang được phát triển bằng sự kết hợp ngôn ngữ lập trình C# của Microsft cũng như một số ngôn ngữ khác phát triển từ C# - được gọi là ngôn ngữ Sing# (Sing# có nguồn gốc chính từ Spec# mà Spec# lại cũng bắt nguồn từ C#).
Do được phát triển hoàn toàn dựa trên ngôn ngữ lập trình C# nên Singularity không sử dụng bất kỳ một Common Language Runtime (CLR) của Microsoft hay máy chủ ảo Java (Java virtual machine). Thay vào đó Singularity lại dựa trên “Bartok” - một môi trường lập trình và chạy được phát triển bởi Microsoft-Research.
Bạn đọc nào quan tâm xin tải về và tham khảo báo cáo nghiên cứu của Microsoft tại đây. (Tài liệu viết bằng tiếng Anh).