Kết nối các thiết bị điện tử 2D (graphene và kim loại chuyển tiếp) bằng những hạt keo siêu siêu nhỏ, trang bị cho nó chất bán dẫn đi-ốt quang điện, các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã chế tạo thành công loại robot có thể tự cấp năng lượng mà không cần pin với kích thước chỉ nhỏ bằng tế bào trứng của con người.
Nhằm minh chứng khả năng kiểm tra các mẫu sinh học, nhóm nghiên cứu nhỏ một ít dung dịch chứa robot nhỏ xíu này lên một chiếc lá, sau đó dùng tia laser để xác định chính xác vị trí của nó.
Hệ thống chuyển đổi ánh sáng thành điện năng này giúp tạo ra đủ năng lượng để giữ cho cảm biến môi trường cũng như bộ lưu thông tin trên robot vận hành ổn định. Nhóm chuyên gia cho biết hệ thống robot tí hon này sẽ hữu ích trong việc tiếp cận những khu vực mà con người hay các loại máy móc khác không thể, chẳng hạn như các đường ống hay cơ thể người.
Về cơ bản, robot sẽ đi vào một đầu và thoát ra ở đầu còn lại. Khi hoàn thành nhiệm vụ, thông tin thu được từ các cảm biến trên thân thiết bị có thể được dùng để chép ra ngoài và phân tích. Ứng dụng trong ngành dầu khí, robot được kỳ vọng sẽ giúp các kỹ sự phát hiện rò rỉ hoặc các vấn đề xảy ra bên trong đường ống, từ đó tiết kiệm một số tiền không nhỏ dành cho việc này như hiện nay.
Còn đối với cơ thể người, khi chui vào các cơ quan trong cơ thể như hệ thống tiêu hóa, robot có thể tìm kiếm và phát hiện dấu hiệu của viêm nhiễm hay những vấn đề khác, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh nhân.