Một nhóm các nhà thiên văn học gồm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học British Columbia (Canada) vừa phát hiện ra một hành tinh lùn mới xa hơn sao Hải Vương trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này được Hiệp hội Thiên văn quốc tế gọi là Dubbed 2015 RR245.
Dubbed 2015 RR245 có đường kính khoảng 700km, có quỹ đạo dài tính từ Mặt Trời lớn hơn 120 lần so với Trái Đất. Đây là một người hàng xóm xa xôi của chúng ta.
Các nhà thiên văn học đang mở rộng tìm kiếm các hành tinh lùn trong vành đai Kuiper (còn gọi là vành đai Kha Y). RR245 được các nhà khoa học tìm thấy, với tư cách như một phần của Chương trình khảo sát nguồn gốc của phần ngoài Hệ Mặt Trời (OSSOS). Có thể nói rằng, đây là phát hiện của OSSOS lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 500 thiên thể ngoài Hải Vương tinh được xác định bởi cuộc điều tra này.
''Các hành tinh băng giá ngoài sao Hải Vương theo dõi các hành tinh khổng lồ hình thành và sau đó di chuyển khỏi ra xa Mặt Trời. Chúng cho chúng ta thấy được cách mảnh ghép trong lịch sử hình thành Hệ Mặt Trời'', nhà nghiên cứu Michele Bannister từ Đại học British Columbia, Canada cho biết. ''Tuy nhiên, phần lớn những hành tinh băng này rất nhỏ nhoi và mờ nhạt. Đây sẽ là điều thú vị nếu chúng ta tìm thấy một hành tinh lớn và đủ sáng để chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu chi tiết''.
Sẽ mất khoảng 700 năm để quỹ đạo dài rộng lớn của RR245 đi đến quỹ đạo Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu nói rằng nó đang đi du lịch trong vùng gần nhất. Vùng này có thể sẽ được tìm thấy trong phạm vi 5 tỷ km từ Mặt Trời vào khoảng năm 2096.
Đó là sau khi hành tinh này đã trải qua hàng trăm năm ở xa hơn 12 tỷ km so với Mặt Trời. Tuy vậy, đội ngũ các nhà nghiên cứu vẫn cần nhiều bằng chứng để xác định chính xác chuyển động của RR245, như việc chúng ta chỉ có thể quan sát một phần rất nhỏ về lịch sử xa xôi của nó.
RR245 - Hành tinh lùn với quỹ đạo dài rộng lớn. (Alex Parker/OSSOS).
Các nhà khoa học cho rằng, đã có rất nhiều hành tinh lùn trong Hệ Mặt Trời của chúng ta nhưng hầu hết chúng bị phá hủy hoặc bị đẩy ra khi các hành tinh lớn hơn trong Hệ Mặt trời di chuyển đến vị trí hiện tại. RR245 là một trong những hành tinh còn ''sống sót'' qua thời kỳ này-giống như Ceres, Pluto, Haumea, Makemake, và Eris-tất cả chúng đều được Hiệp hội Thiên văn quốc tế gọi là những hành tinh lùn-trong hàng chục nghìn ngôi sao xa hơn Hải Vương tinh.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh lùn là vào tháng 2, được nhà thiên văn học JJ Kavelaars từ Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada tìm thấy thông qua dữ liệu OSSOS ghi nhận và tháng 9 năm 2015.
''Nó xuất hiện trên màn hình'', Bannister cho biết, ''đó là một điểm sáng di chuyển khá chậm, do đó, phải xa hơn hai lần khoảng cách của sao Hải Vương tính từ Mặt Trời''.
Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng, RR245 có thể là một trong những thế giới lớn nhất được phát hiện xa hơn sao Hải Vương, như các hành tinh lùn đã được xác lập trên bản đồ. Tuy nhiên, sự ra đời của Kính viễn vọng khổng lồ trong thập kỉ tới có thể giúp chúng ta phát hiện được những hành tinh còn xa hơn.
''OSSOS được thiết kế để lập bản đồ cấu trúc quỹ đạo nằm ngoài Hệ Mặt Trời nhằm giải mã lịch sử của nó'', Brett Gladman, nhà nhiên cứu của Đại học Columbia, Canada giải thích. ''Vì không được thiết kể để phát hiện các hành tinh lùn nên chúng tôi đã rất vui mừng khi OSSOS tìm thấy một hành tinh có quỹ đạo thú vị như vậy''.
Nhưng, ngoài việc giúp chúng tôi lập bản đồ ở ngoài Hệ Mặt Trời, việc phát hiện ra các hành tinh lùn và các thành phần địa chất của nó giúp chúng ta hiểu thêm về quá khứ của vũ trụ trong dải ngân hà của chúng ta.
''Sự vận động của chúng sinh ra Hệ Mặt Trời'', nhà vật lý thiên văn Pedro Lacerda từ Đại học Belfast ở Bắc Ireland, người không tham gia vào cuộc phát hiện RR245 cho biết trên tờ The Guardian, ''Bạn có thể tìm được một thứ tương tự với các hóa thạch, là minh chứng cho sự tồn tại rất lâu trước đó của các loài sinh vật''.
Phát hiện này chưa được công bố chính thức, vì vậy, chúng tôi vẫn đang chờ đợi thêm thông tin chi tiết từ các nhà nghiên cứu, nhưng RR245 đã được Hiệp hội Thiên văn quốc tế chính thức ghi nhận.