Muỗi hổ châu Á (Aedes albopictus) có chân khoang trắng đen, mình nhỏ, thích sống ở các bụi cây, đám cỏ, chủ yếu ở vùng nông thôn. Sau khi hút máu một người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay cho người lành.
Aedes albopictus, một loài muỗi châu Á (tên tiếng Anh: Asian tiger mosquito, tức "muỗi hổ châu Á", hay còn có tên chung khác là muỗi rừng ban ngày), thuộc họ Culicidae, có đặc điểm chân khoang trắng đen và mình nhỏ, có màu trắng hoặc đen.
|
Ae. Albopictus - loài muỗi có nhiều khả năng gây dịch sốt xuất huyết. (Ảnh: Wikipedia) |
Loài muỗi này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, tuy nhiên ngày nay nó đã có mặt trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực và khu vực có vĩ độ tới 490 Bắc thuộc Đức. Đây là loài muỗi có khả năng gây nên nạn dịch sốt xuất huyết.
Muỗi Aedes albopictus thích sống ở các bụi cây, đám cỏ, chủ yếu ở vùng nông thôn. Sau khi hút máu một người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu một người lành hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó 8-10 ngày hút máu người lành có thể truyền bệnh.
Muỗi Aedes albopictus phổ biến có chiều dài khoảng từ 2 - 10 mm. Muỗi cái có vòi dài hơn, sử dụng để hút nhiều máu bởi chúng cần để nuôi trứng. Muỗi hổ châu Á đậu và đốt rất nhanh, nên chúng ta rất khó đập chết.
Muỗi Aeses albopictus đẻ trứng gần nơi có nguồn nước; không trực tiếp sinh vào trong nước như các loài muỗi khác vẫn làm, thường sinh gần nơi có nước tù, nước đọng. Tuy nhiên, bất cừ loại bình chứa nước nào hở nắp đều là nơi phát triển tốt cho ấu trùng muỗi, dù rằng chỉ chứa một lượng nước rất nhỏ. Loại muỗi này cũng sinh sản ở những nơi có nguồn nước chảy, do vậy nguồn nước đọng, nước tù không phải là những nơi sinh duy nhất của chúng. Aedes albopictus có phạm vi bay ngắn (dưới 200 mét), do vậy nơi sinh sản rất có thể ở gần nơi chúng ta phát hiện ra chúng.
Loài muỗi này có thể sống sót trong nhiều môi trường và điều kiện sống khác nhau, cả ở những vùng đồi núi có khí hậu lạnh. Loại muỗi này hung hăng hơn bất kỳ loài muỗi bản địa nào khác, do vậy chúng đang ngày càng chiếm ưu thế về số lượng.
Loài muỗi hổ châu Á lần đầu tiên được phát hiện ở Bắc Mỹ, trên một con tàu chở lốp xe hỏng tại cảng Houston năm 1985. Từ đó đến nay, chúng đã phát triển, tràn xuống các vùng thuộc phía Nam Mỹ, và các vùng Eo biển phía Đông. Đây cũng làm một loài đã được giới thiệu ở Hawaii, nhưng chúng đã ở đó kể từ năm 1896.
Muỗi Aedes albopictus đã được phát hiện ở Italy vào năm 1990 và Nigeria năm 1992. Vào giữa năm 2007, chúng đã có mặt tại New Zealand, miền Đông Canada. Và 12 nước tại châu Âu gồm có Italy và Tây Ban Nha, 2 nơi mà có thể loài muỗi này đã là những cư dân bản địa. Tại Thụy Sĩ, loài được phát hiện lần đầu tiên năm 2003, ở phía Nam Ticino.
Vào tháng 11/năm 2007, một cuốn sổ ghi chép đã xác nhận rằng loài muỗi đã vượt qua dãy Alps. Cũng tháng 11/2007, số trứng đầu tiên của loài muỗi được phát hiện ở Đức, gần Rastatt. Mới đây, người ta cũng xác nhận rằng loài muỗi này đã có mặt tại Australia và Israel. Đây là một trong số 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất (kết luận của Global Invasive Species Database- Cơ sở dữ liệu các loài thâm nhập toàn cầu).
Hố, rãnh nước bẩn ven đường; nước đọng lâu ngày là nơi lý tưởng dành cho muỗi hổ châu Á sinh sản. Do vậy, chúng ta nên dọn sạch, tháo cạn tất cả các nguồn nước tĩnh để lâu ngày, thậm chí là chỉ ¼ cốc nước cũng nên đổ đi khi không uống hết. Ngoài ra, chúng ta cũng nên dọn dẹp tất cả rác rưởi ở các vũng lầy ven đường vì đây chính là yếu tố ngăn không cho những vũng này khô đi. Thêm vào đó, những nơi nào có thể ứ đọng nước mưa lâu ngày cũng nên được làm sạch một cách thường xuyên.
Đối với các loại bể chứa, hứng nước mưa, mà không thể tháo cạn hay bơm hút hết, chúng ta cần định kỳ xử lý bằng các loại thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc diệt khuẩn que khác.
Đây là loại muỗi hoạt động ban ngày nên hầu hết các loại thuốc xịt ban đêm thường không có nhiều ảnh hưởng đối với muỗi hổ châu Á.