Năm 2020 bệnh ung thư ở châu Á sẽ tăng đột ngột?

  •  
  • 380

Đến năm 2020, tỉ lệ ung thư ở châu Á sẽ tăng đột ngột do tuổi thọ tăng và lối sống thay đổi. Đây sẽ là một khủng hoảng y tế đặc biệt đối với các nước nghèo trong khu vực.

Dân số tăng nhanh cùng với tuổi thọ tăng, chế độ ăn và lối sống thay đổi sẽ đặt gánh nặng lên các nước đang phát triển nơi mà người dân không đủ điều kiện để kiểm tra sức khỏe, tiêm vaccine và trả tiền điều trị đắt tiền, các chuyên gia y tế nhận định trong hội thảo diễn ra 2 ngày ở Singapore.

"Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh của nước giàu, dân số già. Điều này hoàn toàn sai lầm. Một số người tin rằng "ung thư là bệnh không thể tránh khỏi. Điều đó cũng không đúng. 40% trường hợp ung thư có thể ngăn ngừa nếu thay đổi lối sống" - ông Richard Horton, biên tập kiêm nhà xuất bản tạp chí Lancet nói.

Ung thư phổi, dạ dày, gan là những bệnh ung thư có tỉ lệ người mắc cao nhất ở châu Á. Tiếp sau đó là ung thư vú và viêm ruột kết.


Có 60% đàn ông châu Á hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ung
thư phổi cao tại châu lục này. (Ảnh minh họa: Smokinghabit)

Tổng số ca ung thư ở châu Á có khả năng tăng từ 4,5 triệu trong năm 2002 lên 7,1 triệu vào năm 2020 nếu không có các biện pháp can thiệp. Ung thư phổi là vấn đề lớn nhất ở châu Á, mỗi năm tại khu vực này có thêm 600.000 người mắc bệnh. Hút thuốc được coi là nguyên nhân chính gây bệnh này. Tại một số quốc gia châu Á, hơn 60% đàn ông hút thuốc.

Ung thư dạ dày cũng trên đà tăng nhanh ở châu Á, nhưng nguy cơ này có thể giảm bằng cách tập thể dục và ăn uống khoa học như ăn ít muối và ít thực phẩm giàu chất béo. Tiêm phòng viêm gan B cũng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, tính trên toàn thế giới, mỗi năm có thêm 11 triệu người mắc ung thư và 7 triệu người chết vì ung thư.

Phương Liên

Theo Thượng Hải Nhật báo, VTC News
  • 380