NASA đưa cảm biến công nghệ cao vào núi lửa

  •  
  • 403

 

Những cảm biến công nghệ cao gần đây đã được đưa vào miệng một núi lửa để kiểm soát những vị trí nóng và cung cấp cảnh báo sớm nếu núi lửa bắt đầu phun trào.

Những cảm biến này là một phần của một dự án NASA nhằm nghiên cứu núi lửa từ bên trong. Ngày 14 tháng 7, các nhà khoa học đã đưa cảm biến vào miệng núi lửa St. Helens tại Washington, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Hoa Kỳ.

Dự án nhằm cải thiện khả năng dự đoán phun trào sắp xảy ra, cả trên Trái Đất và các hành tinh khác.

“Những môi trường khắc nghiệt như núi lửa St. Helens là nền tảng cho những nhiệm vụ không gian khác trong tương lai, ví dụ như đến sao Hỏa, nơi có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ có mạng lưới cảm biến tương tự để theo dõi những vụ va chạm thiên thạch, bão bụi hoặc động đất trên sao Hỏa”, Steve Chien, nhà khao học chính của hệ thống tự động tại Phòng thí nghiệm phản lực (JPL) của NASA tại Pasadena, Calif. Các nhà khao học tại JPL đã cộng tác với các nhà nghiên cứu tại Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) trong dự án này.

Cảm biến như thế này được đặt vào bên trong và quanh miệng núi lửa St. Helens. Một ngày nào đó, nó có thể được sử dụng để phản ứng nhanh chóng với đợt phun trào sắp xảy ra. (Ảnh: NASA/JPL)

15 những thiết bị có hình dáng như nhện được đưa vào miệng núi lửa bằng cáp từ một trực thăng phía trên 100 feet (30 mét). Những thiết bị này chứa máy đo địa chấn để nhận biết động đất, thiết bị GPS để chỉ ra chính xác vị trí và đo biến dạng mặt đất rất nhỏ, máy phát âm hồng ngoại để nhận biết các vụ nổ núi lửa, và một máy đo sét để tìm kiếm sự hình thành các đám mây tro bụi.

“Với những thiết bị công nghệ cao này, chúng ta có thể nhanh chóng phản ứng trong giai đoạn núi lửa hoạt động để bổ sung mạng lưới kiểm soát hoặc nhanh chóng thay thế những trạm bị hư hại”, Rick LaHusen, kỹ sư thiết bị đo đạc tại Đài quan sát phun trào núi lửa của USGS tại Washington, cho biết.

Những con nhện robot đứng bằng 3 chân, và có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và địa hình phức tạp. Chúng gửi dữ liệu đến lẫn nhau và các nhà khoa học qua vệ tinh Earth Observing-1 (EO-1). Những robot này có tuổi thọ pin khoảng 1 năm.

Núi lửa St. Helens là một trong những núi lủa hoạt động mạnh nhất tại Hoa Kỳ. (Ảnh: USGS)

WenZhan Song, nhà nghiên cứu thuộc dự án và Đại học bang Washington tại Vancouver, cho biết: “Dự án này là minh chứng cho thấy hệ thống mạng lưới cảm biến giá thành thấp có thể hỗ trợ cho việc kiểm soát thời gian thực trong những môi trường đặc biệt khắc nghiệt”.

Núi lửa St. Helens có một quá khứ khá khủng khiếp. Năm 1980 một đợt phun trào từ núi lửa này đã giết 57 người và gây tổn thất rất lớn cho nhà cửa, đường xá, cầu và đường xe lửa. Năm 2004, một đợt phun trào nữa xảy ra với 26 triệu gallon lava, cùng với hàng tấn đá và tro.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Phòng công nghệ khoa học Trái Đất của NASA qua chương trình công nghệ hệ thống thông tin tiến tiến, và Chương trình núi lửa của USGS.

G2V Star (Theo LiveScience)
  • 403