Nền văn minh Ai Cập có lẽ không phải là một chủ đề xa lạ đối với nhiều người. Ngay khi nhắc đến nền văn minh cổ đại này, chắc hẳn chúng ta đều ngay lập tức nghĩ đến những biểu tượng đặc trưng như tượng Nhân Sư, Pharaohs hay những vị thần đầu thú thân người.
Bên cạnh những đặc trưng ấy, Ai Cập còn nổi tiếng với một thành phố cổ đại với lịch sử hàng ngàn năm chìm sâu dưới lòng đại dương. Đó chính là đô thành Thonis-Heracleion, thành phố được ví như phiên bản khác của Atlantis huyền thoại.
Thành phố Thonis-Heracleion chìm sâu dưới lòng đại dương
Nằm trên vịnh Abu Qir ngày nay, cách thành phố Alexandria của Ai Cập chỉ 24 km về phía đông bắc, thành phố Thonis-Heracleion có niên đại lên tới 2.700 năm. Vào thời điểm đó, đây là một thành phố sầm uất với mạng lưới kênh rạch rải rác. Với những bến cảng, cầu cảng, đền đài được kết nối với nhau bằng phà và cầu phao, đây thực sự là một thành phố sở hữu lưu lượng hàng hải bậc nhất thế giới thời bấy giờ.
Vị trí của thành phố cổ đại bị mất tích
Về cái tên của mình, thành phố Thonis-Heracleion có nguồn gốc là một cái tên ghép của người Ai Cập và Hy Lạp. Trong đó, chủ nhân thành phố gọi đây là Thonis còn người Hy Lạp dùng Heracleion để chỉ địa điểm này.
Được biết, vào thế kỷ thứ V trước công nguyên (TCN), nhà sử học Hy Lạp Herodotus là người đầu tiên đề cập tới sự xuất hiện của thành phố này. Theo đó, trước khi Alexandria được thành lập năm vào năm 331 TCN, Heracleion đã có mặt và là nơi giao thương hàng hoá đến từ Địa Trung Hải.
Ảnh phục dựng 2D của thành phố Thonis-Heracleion
Mặc dù là một trong những thành phố nổi bật của nền văn minh cổ đại nhưng trong quá khứ, Thonis-Heracleion từng bị coi là thành phố chỉ có trong truyền thuyết vì sự biến mất không tì vết của nó.
Dù cho nhiều người nhắc đến Heracleion, nhưng ở thế kỷ XIX, chẳng có ai có thể chứng minh rằng nó đã từng tồn tại khi nó chỉ xuất hiện trong một vài thư tịch cổ Ai Cập và Hy Lạp còn dấu tích của thành phố này vẫn là một bí ẩn.
Thành phố Heracleion từng chỉ được coi là truyền thuyết
Chỉ cho đến năm 2001, trong chuyến đi tìm kiếm tàu chiến bị đắm, nhà khảo cổ học dưới nước Franck Goddio cùng đoàn thám hiểm của mình đã vô tình phát hiện ra thành phố ẩn dưới nước dưới dòng sông Nile.
Dưới đại dương sâu thẳm, tàn tích của Heracleion dần lộ diện với tình trạng bảo tồn tuyệt vời dù đã bị chôn vùi suốt 1.200 năm. Trong đó, chỉ riêng khu vực thành phố này chìm, đã có tới đã phát hiện 64 tàu thuyền các loại, 700 mỏ neo được phát hiện. Điều này cũng có nghĩa là sự nhộn nhịp giao thương cũng như mạng lưới bến cảng được đề cập trong các văn bản cổ là hoàn toàn chính xác.
Bên cạnh những con tàu, người ta cũng tìm ra rất nhiều tiền vàng, đồng, đá. Đây được xem là phương tiện trao đổi giao thương thời bấy giờ. Cùng với đó là rất nhiều bức tượng thần khổng lồ và bia đá, hay thậm chí là những quách bằng đá chứa xác ướp động vật cúng tế cho thần linh.
Xác tàu đắm dưới lòng sông
Sau đi đào sâu nghiên cứu, chuyên gia cho rằng sự mất tích của thành phố này có liên quan mật thiết đến những thảm họa thiên nhiên. Theo đó, một cơn địa chấn khổng lồ cùng những đợt sóng thần 100m đã khiến tất cả chìm dưới đáy biển mà không một ai có thể tìm cho tới cả ngàn năm sau.
Những cổ vật khác được đoàn thám hiểm tìm thấy