Ngày 13/3: Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới khánh thành

  •  
  • 4.046

Đường hầm Seikan là một đường hầm đường sắt dài 53,85 km tại Nhật Bản, với một đoạn dài 23,3 km ngầm dưới đáy biển.

Đây là đường hầm ngầm dưới biển dài nhất thế giới, dù đường hầm eo biển Manche giữa Anh quốc và Pháp có đoạn ngầm dưới biển dài hơn. Nó chạy bên dưới Eo biển Tsugar u, nối liền hòn đảo Honshu với đảo Hokkaido.

Đường hầm Seikan là đường hầm có độ sâu lớn nhất thế giới.
Seikan đã trở thành một công trình lớn của thời hiện đại

Công việc khảo sát bắt đầu năm 1946, và 25 năm sau vào năm 1971 công trình bắt đầu xây dựng. Đường hầm Seikan có tổng chiều dài 53,85km. Trong đó, 23,3km được đi ngầm dưới eo biển Tsugaru, nối quận Aomori trên đảo Honshu với đảo Hokkaido. Đoạn đường này có chiều rộng 9,3m, cao 7,85m, nằm ở độ sâu 240m dưới mực nước biển. Đây là một phần của tuyến đường Kaikyo, thuộc sở hữu của Cục Công nghệ, Vận tải và Kỹ thuật đường sắt Nhật Bản và chịu sự điều hành của Công ty đường sắt Hokkaido.

Đường hầm Seikan là đường hầm có độ sâu lớn nhất thế giới.
Đường hầm Seikan là đường hầm có độ sâu lớn nhất thế giới.

Để thi công tuyến đường hầm này, các kỹ sư và công nhân Nhật Bản đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong suốt giai đoạn đầu, do điều kiện địa chất phức tạp, nhiều sự cố liên tiếp phát sinh nên họ đã không thể sử dụng máy khoan để thông hầm. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng của Ban quản lý và các đội công nhân, quá trình xây dựng đường hầm được hoàn tất vào năm 1985. Đến ngày 13/3/1988, đường hầm Seikan chính thức được đưa vào sử dụng. Với tổng chi phí lên đến 538,4 tỷ Yên (khoảng 3,6 tỷ USD), tuyến đường này đã trở thành một trong những công trình có kinh phí xây dựng lớn nhất thế giới.

Ngay sau khi đưa vào vận hành, đường hầm Seikan đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của hai đảo Honshu và Hokkaido. Mọi hoạt động vận tải đường sắt giữa hai đảo đều đi qua đường hầm này. Tuyến đường đã đón hàng triệu lượt hành khách qua lại, chuyên chở hàng nghìn tấn hàng hóa mỗi năm. Thời gian đi lại giữa hai đảo cũng được rút ngắn đáng kể, xuống chỉ còn 2,5 giờ.

Tuy nhiên, đến giai đoạn những năm cuối thế kỷ 20, tần suất các chuyến tàu qua lại đường hầm này bắt đầu giảm. Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chủ yếu là do đường hầm sử dụng hệ thống ray hẹp, tốc độ lưu thông thấp, chi phí vận tải cao... Những yếu tố này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của nó với các phương tiện giao thông hiện đại khác như hàng không, vận tải biển tầm xa...

Seikan nối hai đảo Honshu và Hokkaido.
Seikan nối hai đảo Honshu và Hokkaido.

Năm 2005, sau khi dự án đường sắt cao tốc Hokkaido Shinkansen được khởi công, đường hầm Seikan bắt đầu được cải tạo và nâng cấp. Và theo kế hoạch, đến năm 2016, tuyến đường này sẽ kết nối với hệ thống Shinkansen. Với việc tốc độ tàu chạy được nâng lên là 140km/giờ, Công ty đường sắt Hokkaido hy vọng đường hầm Seikan sẽ lại là một trong những tuyến giao thông thu hút nhất Nhật Bản.

Hiện nay, sự phát triển của ngành vận tải hàng không giá rẻ và vận tải biển tầm xa đã khiến hoạt động của đường hầm Seikan chỉ dừng lại ở mức tương đối. Tuy nhiên, với chiều dài 23,3km và độ sâu kỷ lục 240m dưới biển, tính đến thời điểm này, đường hầm Seikan vẫn là tuyến đường hầm xe lửa dài nhất và sâu nhất thế giới, là một trong những thành công đáng nể của khoa học công nghệ Nhật Bản trong thế kỉ XX.

Là thành quả của khoa học kỹ thuật thế kỷ XX, đường hầm Seikan hôm nay vẫn hàng ngày phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai đảo Honshu và Hokkaido. Trong tương lai không xa, đường hầm sẽ đón những đoàn tàu cao tốc Shinkansen, tiếp tục khẳng định những ưu thế riêng của giao thông đường sắt trong thế kỷ XXI.

Cập nhật: 14/03/2016 Tổng hợp
  • 4.046