Quốc tế Phụ nữ được xem là ngày tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị cũng như xã hội. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tổ chức lễ kỷ niệm ngày này như một nỗ lực vì bình đẳng giới.
Ngày Quốc tế phụ nữ xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 20. Ngày này xuất phát điểm là sự kiện 15.000 phụ nữ diễu hành khắp thành phố New York, Mỹ năm 1908 để đòi quyền bầu cử, trả lương xứng đáng và giảm giờ làm. Một năm sau đó, ngày 28/2 được Đảng Xã hội Mỹ chọn làm Ngày Phụ nữ Mỹ đầu tiên.
Năm 1910, một lãnh đạo nữ của Đảng Xã hội dân chủ Đức tên Clara Zetkin khởi xướng ý tưởng về ngày Quốc tế Phụ nữ. Bà cho rằng tất cả các quốc gia đều nên dành một ngày tôn vinh phụ nữ để thúc đẩy nhu cầu của họ. Một cuộc hội thảo với hơn 100 phụ nữ đến từ 17 quốc gia đã thông qua ý tưởng này.
Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên được kỷ niệm ở Úc, Đan Mạch, Đức và Thuỵ Sỹ vào ngày 19/3.
Đến năm 1913, các nước quyết định chuyển ngày Quốc tế Phụ nữ sang ngày 8/3 và ngày này được giữ cho đến tận bây giờ. Quốc tế Phụ nữ được Liên Hợp Quốc công nhận vào năm 1975.
Phụ nữ Philippines xuống đường diễu hành ngày 8/3/2016.
Nếu tính Quốc tế Phụ nữ chính thức đầu tiên diễn ra năm 1911 thì năm nay 2017 là lần kỷ niệm thứ 106.
Năm 2011, kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố tháng Ba là "Tháng Lịch sử Phụ nữ".
Mục đích ban đầu của ngày Quốc tế Phụ nữ là thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ trên toàn thế giới. Mục đích này hiện vẫn chưa thực hiện được hoàn toàn. Phụ nữ trên toàn thế giới vẫn chưa nhận được sự ngang bằng với nam giới trong mức lương cùng vị trí và sự tham gia trong các tổ chức kinh tế, chính trị.
Số liệu trên toàn thế giới cho thấy mức độ tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ vẫn tệ hơn nam giới. Phụ nữ vẫn hứng chịu bạo lực nhiều hơn nam giới.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, đến năm 2186, khoảng cách giữa hai giới sẽ không còn.
Ngày 8/3 sẽ là ngày phụ nữ trên toàn thế giới đoàn kết lại để tôn vinh những thành tựu của phụ nữ đã vượt qua được các rào cản, đồng thời buộc thế giới phải thừa nhận những bất bình đẳng phụ nữ đang gặp phải.
Ngoài 27 quốc gia coi ngày 8/3 như một ngày lễ chính thống của dân tộc, các quốc gia khác kỷ niệm 8/3 giống như Ngày của Mẹ.
Mỗi nước trên thế giới có cách riêng để kỷ niệm 8/3. Đây là một ngày kỷ niệm chính thống ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia, Cuba, Nga, Mông Cổ, Trung Quốc (cho riêng phụ nữ), Nepal (cho riêng phụ nữ), Madagascar (cho riêng phụ nữ), Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Montenegro, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan và Zambia.
Các quốc gia khác trên thế giới vẫn kỷ niệm ngày 8/3 nhưng theo cách giống với Ngày của Mẹ. Đàn ông sẽ tặng hoa và quà cho vợ, bạn gái, mẹ và bạn khác giới của họ.
Trong ngày này, khắp thế giới sẽ tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, trò chuyện, tổ chức diễn đàn trao đổi, hội thảo, các cuộc diễu hành.
Năm ngoái Google Doodle ("những nét vẽ nguệch ngoạc" là cách Google thay đổi bản thân mình bằng các logo gắn với các ngày lễ lớn trên thế giới) kỷ niệm ngày này với dòng chữ "One day I will" (Một ngày tôi sẽ) để nói về ước mơ và khát vọng của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
Chủ đề của 8/3 năm nay là hashtag là #BeBoldForChange (hãy dũng cảm thay đổi), khích lệ mọi người trên khắp thế giới đứng lên và hành động đột phá để tiến tới bình đẳng giới.
Thông điệp tích cực này đã kết nối hàng triệu phụ nữ và nam giới xuống đường diễu hành trong năm nay dù họ không cùng quan điểm chính trị.
Năm 2011, kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế phụ nữ, Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố tháng Ba là "Tháng Lịch sử Phụ nữ".
Câu trả lời là có. Ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức vào ngày 19/11 hàng năm và được 60 quốc gia trên thế giới hưởng ứng.
Mục đích của ngày này là tập trung vào sức khoẻ nam giới, cải thiện mối quan hệ giới, thúc đẩy bình đẳng giới và tôn vinh những nam giới là hình mẫu tích cực.
Đây cũng là dịp để nam giới ăn mừng các thành tựu và đóng góp của mình cho cộng đồng, gia đình, hôn nhân, chăm sóc con cái, đồng thời nhấn mạnh những phân biệt đối xử đối với họ.