Nghề "săn bão" - những người bay thẳng vào giữa tâm siêu bão vì mục đích khoa học

  •  
  • 746

Đây là những người sẵn sàng bay thẳng vào tâm của những siêu bão kinh khủng nhất như Florence, nhằm có được số liệu quan trọng cho nhân loại.

Trước mỗi ngày lam việc, Jon Zawislak cắn nhẹ một ít gừng để cho êm cái bụng. Bữa sáng của anh cũng chỉ là những món đơn giản và khô khốc, như bánh quy, bánh mỳ nướng thôi. Chẳng phải thích thú gì, mà là anh không muốn oẹ thẳng ra bàn trong khi đang làm việc.

Bởi lẽ, Zawislak là một "Thợ săn bão" - Hurricane Hunter.


Jon Zawislak.

Những người bay vào tâm siêu bão

Mỗi ngày Zawislak dành 8h đồng hồ ở độ cao 16.000km, thu thập các dữ liệu về gió, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và lượng mưa bên trong một cơn bão cỡ lớn. "Lớn" ở đây có nghĩa rằng vận tốc gió phải tối thiểu 120km/h.

Hay nói cách khác, trong khi mọi người ở mặt đất nháo nhào di tản tránh bão, thì Zawislak lại bay thẳng vào tâm bão.

Bay vào tâm bão có thể cung cấp những dự báo chính xác nhất về hướng đi của chúng.
Bay vào tâm bão có thể cung cấp những dự báo chính xác nhất về hướng đi của chúng.

"Sử dụng máy bay vẫn là công cụ chuẩn nhất để đo lường tình trạng của một cơn bão" - anh cho biết.

"Các số liệu từ tâm bão, tất cả đều do máy bay cung cấp".

Trong vòng 1 tuần, Zawislak đã bay xuyên qua 2 trận siêu bão nhiệt đới khổng lồ là Isaac và Florence, thu thập những dữ liệu tối quan trọng cho Trung tâm Bão quốc gia để có thể cung cấp những dự báo chính xác nhất về hướng đi của chúng.

Hành trình bay vào tâm bão của một "Thợ săn"

Nghề "Săn bão" xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1943, trong giai đoạn Thế chiến II còn chưa kết thúc. Và ngày nay, nó vẫn đang là một công việc hết sức quan trọng.

Để thu thập được dữ liệu, trên máy bay không thể có các công cụ đơn giản. Thứ quan trọng nhất là một chiếc radar có khả năng đo lường tốc độ gió và lượng mưa. Ngoài ra còn có dropsonde - các thiết bị gắn dù, được thả từ máy bay. Trên đó có gắn GPS và một số cảm biến để đo các thông số khí quyển, như nhiệt độ và lượng mưa.

Bão Florence nhìn từ không gian.
Bão Florence nhìn từ không gian.

Trong vòng 8h bay, sẽ có khoảng 20 dropsonde được thả vào trong cơn bão, để xác định sự thay đổi về hướng gió và tốc độ gió với từng độ cao khác nhau.

"Chúng tôi có thể phân định cơn bão bằng cách này" - Zawislak chia sẻ. Như với bão Florence, nó được chuyển từ bão loại 2 (tốc độ gió 154 - 177km/h) sang bão loại 4 (tốc độ 209 - 251km/h) cũng nhờ vào các thông số từ máy bay.

Cũng theo Zawislak, cảm giác khi bay vào tâm bão hóa ra cũng không quá tệ như nhiều người tưởng tượng. Khi vào đến tâm thì mọi thứ cũng không khác gì một chuyến bay thông thường.

Bão Florence.
Bão Florence.

Trong tâm bão, không khí hết sức trong lành, ổn định và gió không hề mạnh. Nó giống như một sân vận động bóng đá đỉnh cao vậy. Trên sân, mọi thứ đều rõ ràng, dù xung quanh là hàng chục ngàn cổ động viên đang gào thét dữ dội. Chỉ cần lệch ra ngoài một chút là cả một vùng chao đảo.

Các chuyến bay luôn được duy trì ở độ cao khoảng 3000m, để đảm bảo dữ liệu được thu thập chính xác nhất.

"Chúng tôi có những phi công giỏi nhất, các kỹ sư tuyệt vời nhất, thế nên có thể lên cao một cách thoải mái".

Không phải ai cũng làm được

Zawislak là một tiến sĩ về khoa học khí tượng. Anh đã có kinh nghiệm 10 năm thu thập dữ liệu từ bão, cả bằng máy bay trực tiếp lẫn sử dụng drone.

Là một kỹ sư lâu năm, Zawislak được phép điều hành và quản lý trong một chuyến bay như vậy. Anh sẽ quyết định đâu là nơi cần bay đến để thu được các dữ liệu tốt nhất, đồng thời sử dụng thông tin có được nhằm giải đáp những câu hỏi quan trọng nhất với từng cơn bão.

Các chuyến bay luôn được duy trì ở độ cao khoảng 3000m.
Các chuyến bay luôn được duy trì ở độ cao khoảng 3000m.

Một trong những câu hỏi đến nay vẫn là bí ẩn đối với khoa học, đó là lý do vì sao bão có thể trở nên quá mạnh, quá nhanh như hiện nay. Như với siêu bão Mangkhut, nó đã gây ra những cột sóng thần cao gần 20m, phá sập nhiều ngôi nhà kiên cố mà loài người chẳng thể làm gì.

Với Zawislak, câu hỏi ấy còn quan trọng hơn. Anh muốn hiểu hơn về bão để có thể giúp con người đưa ra những dự đoán chuẩn xác nhất khi thiên tai xảy ra.

"Chúng tôi không điên. Chúng tôi đang làm nhiệm vụ hết sức quan trọng, để trung tâm dự báo có thể biết được cơn bão ấy mạnh đến thế nào".

Cập nhật: 19/09/2018 Theo Trí Thức Trẻ
  • 746