Chúng ta – những người hiện đại - thường nghe vô số câu chuyện về các tấm gương hiếu học, "mài kinh nấu sử", ngày đêm rèn luyện. Thời xưa, người ta chủ yếu dùng ánh đèn nến để đọc sách, đó là với những gia đình khá giả, còn với những anh học trò nghèo thì còn dùng tới ánh trăng hay ánh sáng từ đom đóm.
Học tập trong điều kiện ánh sáng kém như vậy, tại sao họ không bị cận thị?
Có một điều phải khẳng định là, học tập dưới môi trường ánh sáng kém trong một thời gian dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị lực nhưng điều kiện học tập thời xưa không giống như ngày nay, cho nên việc bị cận là rất khó xảy ra.
Trong xã hội phong kiến xưa, số người đọc sách cũng ít thì tỉ lệ bị cận cũng thấp.
Trong xã hội phong kiến xưa, người dân đa số là mù chữ, chỉ có một số con cái gia đình giàu có mới có điều kiện đi học. Vậy nên số người đọc sách cũng ít thì tỉ lệ bị cận cũng thấp.
Thứ hai, do hoàn cảnh thời xưa không hiện đại như ngày nay, ban đêm không có nhiều loại đèn sáng như ban ngày như đèn compact, ra đường cũng ít người đem theo đèn, mà đèn thời xưa cũng là đèn dầu, ánh sáng yếu. Người xưa lớn lên trong điều kiện ánh sáng yếu như vậy thì mắt cũng dần quen với thứ ánh sáng đó.
Một yếu tố quan trọng phải kể đến là chiếc bút. Bút mà người xưa dùng là bút lông, rất dài, khi viết thì đầu phải ngẩng cao, mắt xa trang giấy, chữ viết thời xưa cũng to hơn bây giờ, dễ nhìn hơn, những điều này đã góp phần làm giảm nguy cơ cận thị.
Sự khác biệt cơ bản còn phải kể đến việc ngày nay người ta sử dụng nhiều sản phẩm điện tử như điện thoại, ti vi, máy tính… có ảnh hưởng đáng kể đến thị lực, góp phần làm tăng tỉ lệ người bị cận thị.