Nguyên nhân và cách chữa đau lòng bàn chân

  •  
  • 395

Đau lòng bàn chân có thể được cảm nhận ở phần gót chân, giữa vòm của lòng bàn chân hay phần ụ ngón chân tuỳ thuộc vào các bệnh lý khác nhau.

Lòng bàn chân (hay gan bàn chân) là nơi phải chịu đựng tất cả áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi khi chúng ta đi bộ, chạy hay đứng. Theo giải phẫu học, có 26 xương và dây chằng liên kết ở bàn chân, cấu trúc giải phẫu này cho phép bàn chân hoạt động như một bộ phận giảm sang chấn và đòn bẩy. Đau chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cấu trúc nào của bàn chân, đặc biệt là lòng bàn chân.

Đau lòng bàn chân do các yếu tố nguy cơ

1. Tuổi tác

Những tình trạng đau bàn chân, lòng bàn chân và xương chân phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60.

2. Một số động tác thể dục

Các hoạt động gây sức căng lên gót như chạy đường dài, nhảy xa, múa ba lê và aerobic có thể góp phần vào sự khởi phát của viêm cân gan chân.

3. Sử dụng giày dép không phù hợp

Giày quá chật, quá cao đều là nguyên nhân của bệnh đau dưới lòng bàn chân. Thường xuyên phải dùng giày cao gót sẽ gia tăng nguy cơ bị các vấn đề về xương khớp. Viêm cân gan chân có thể do dây gân gót chân có thể co rút và bị ngắn lại.

Giày cao gót là một trong những thủ phạm khiến đau nhức lòng bàn chân trái và phải.
Giày cao gót là một trong những thủ phạm khiến đau nhức lòng bàn chân trái và phải.

Đau lòng bàn chân do bệnh lý

1. Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là hiện tượng bàn chân không có vòm gan chân. Mà cấu tạo của bàn chân lại giống như mặt phẳng. Khiến cho toàn bộ cột xương sống, khớp háng, đầu gối, và xương cổ chân bị xoay lệch khi người bệnh vận động. Tình trạng này kéo dài khiến cho các bộ phận như bàn chân, gót chân, xương cột sống, đầu gối bị đau nhức, … Và đặc biệt là gây ra những cơn đau dưới lòng bàn chân.

2. Bệnh béo phì

Cũng giống như việc đi giầy cao gót thì béo phì cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị đau lòng ở bàn chân. Khi cơ thể thừa cân trọng lượng sẽ dồn lên 2 chân. Đặc biệt là bàn chân quá lớn nên mới khiến người bệnh bị đau nhói lòng bàn chân.

3. Bong gân và căng cơ

Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến ảnh hưởng đến cơ và dây chằng. Nguyên nhân phổ biến khiến bạn gặp phải các chấn thương này là do sự thay đổi đột ngột hướng đi và tốc độ, té ngã hoặc va chạm với chướng ngại vật khi chơi thể thao. Ngoài triệu chứng đau, chân người bệnh có thể bị sưng, bầm tím hoặc bị yếu đi.

4. Gút

Gút là một loại viêm khớp do tích tụ axít uric trong cơ. Cơn đau có thể kéo dài một vài ngày trong cùng một khoảng thời gian và thường ảnh hưởng đến các cơ ngón chân cái. Người bị gút có thể bị đau chân dữ dội, ở các cơ chân bị ảnh hưởng có thể sưng đỏ kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi.

5. Bệnh đái tháo đường

Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị suy giảm cảm giác (đau, nóng hay lạnh) khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp.

6. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Người ở độ tuổi trung niên là đối tượng dễ mắc chứng bệnh đau lòng bàn chân do  chức năng xương khớp suy giảm dần theo tuổi tác. Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở chân cũng thường xuyên bị đau nhức dưới lòng bàn chân

7. Bệnh viêm cân gan bàn chân

Viêm cân gan bàn chân ảnh hướng đến dáng đi của người bệnh khiến cho người bệnh phải đi khập kiễng, ảnh hưởng đến công việc, hình thức, tinh thần.

Vì thế, vấn đề quan trọng lúc này là điều trị sớm, khỏi sớm để người bệnh không phải lo lắng đến các biến chứng nguy hiểm hơn như suy tĩnh mạch chi dưới, gai gót chân, thoái hóa cổ chân, ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa …

8. Bệnh viêm cơ mạc bàn chân

Cơ mạc bàn chân là một sợi dây chằng từ gót chân tới ngón chân để hỗ trợ sự chuyển động của bàn chân. Khi sợi dây chằng này bị tổn thương, nó sẽ gây ra bệnh viêm cơ mạc bàn chân. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau gót chân và đau dưới lòng bàn chân.

9. Bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa bắt nguồn từ bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau ở cột sống thắt lưng. Do chèn ép dân thần kinh tọa và lan xuống một đến 2 chân. Tùy theo vị trí tổn thương của dây thần kinh mà cơn đau có thể lan tới mặt ngoài đùi, cẳng chân hoặc cả lòng bàn chân. Điều này có nghĩa là không phải tất cả các trường hợp đau thần kinh tọa đều bị đau lòng bàn chân.

Đau lòng ở bàn chân, đau má ngoài bàn chân là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Đau lòng ở bàn chân, đau má ngoài bàn chân là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Điều trị đau lòng bàn chân như thế nào?

1. Vật lý trị liệu

Phương pháp này là thực hiện các bài tập kéo dãn cân gan chân. Giúp cho người bệnh giảm căng cơ gân tại gan chân. Đồng thời thường xuyên massage để có thể giảm cơn đau một cách tự nhiên. Cần thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia y bác sĩ. Để đạt hiệu quả cao nhất.

2. Châm cứu, bấm huyệt

Để áp dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt đạt hiệu quả cao hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp. Tuy nhiên với việc giảm đau thì bạn có thể xác định huyệt vị huyệt vị dưới lòng bàn chân rồi ấn từ từ nhẹ đến mạnh bằng ngón tay cái trong vài phút. Sau đó thời gian bấm được rút ngắn. Tiếp đến, người thực hiện sẽ day ấn lên huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân khoảng 1 phút. Sau đó người bệnh sẽ được châm cứu ở các huyệt như côn lôn, dương lăng tuyền, huyết hải, phong trì để giảm đau nhức chân và thư giãn cơ bắp.

3. Sử dụng thuốc tây y

Bị đau nhói ở lòng bàn chân bạn cũng có thể đến cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, … hoặc thuốc kháng viêm không steroid như celecoxib, ibuprofen, meloxicam, naproxen, … Nhất định chỉ được uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc bừa bãi sẽ mang lại những tác dụng phụ làm bệnh càng nặng thêm.

Nguyên tắc chung trong điều trị đau lòng bàn chân

  • Nghỉ ngơi đôi chân của bạn khi có thể: Đặc biệt là sau các hoạt động gắng sức. Chườm túi nước đá trong khoảng thời gian 20 phút, khoảng cách giữa các lần chườm là 20 phút. Đá sẽ giúp giảm viêm và giảm sưng.
  • Mang giày thoải mái: Nếu bạn mang giày cao gót, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay giày. Bạn cũng sẽ muốn chắc chắn rằng giày của mình vừa vặn. Giầy dép có thể gây bàn chân không thẳng hàng trong khi bạn đứng và đi bộ, tạo ra sự cân bằng không đúng.
  • Tập thể dục: Bạn sẽ không thể tham gia vào các hoạt động thể thao có cường độ cao trong thời gian này. Thay vào đó hãy tập các bài tập kéo dãn có thể làm giảm đau, tăng tính linh hoạt và sức mạnh cho khớp. Bạn sẽ phải thực hành bài tập này vài lần một ngày cho đến khi cơn đau được giải tỏa.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sỹ sẽ khuyến cáo sử dụng miếng lót giầy cơ học. Dụng cụ này giúp căn chỉnh chân và tăng độ đàn hồi.
  • Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ bàn chân trước khi bước xuống giường, giúp cho phần tụ dịch vùng xung quanh chỗ viêm tán ra, giảm cảm giác đau tấy

Tuy nhiên, các thủ thuật trên chỉ giúp giảm đau tạm thời. Muốn trị dứt điểm bệnh thì các bạn cần áp dụng bài thuốc hữu hiệu hơn. Đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất cho từng trường hợp.

Cập nhật: 28/09/2019 Theo khampha
  • 395