Sau 30 năm hoạt động tích cực, tạo nhiều tiếng vang lớn, các "sứ mệnh" tàu con thoi của NASA sẽ chính thức ngừng hoạt động. Trong tương lai, NASA sẽ tập trung phát triển các thế hệ tàu vũ trụ cao siêu, hoành tráng hơn.
Tàu con thoi Discovery của Mỹ đã hạ cánh an toàn tại Trung tâm Không gian Kennedy ở Florida hôm 9-3, kết thúc sứ mệnh 27 năm “chu du” trong vũ trụ. Discovery là một "kỉ lục gia" đích thực: “Sống” trong không gian lâu nhất, tàu không gian đầu tiên được phi hành gia nữ điều hành, tàu không gian đầu tiên tiếp cận với trạm không gian quốc tế Mir của Nga, thực hiện 39 nhiệm vụ, bay 148 triệu dặm (238 triệu km) trong không gian, 5.830 vòng Trái Đất.
Tàu con thoi Endeavour đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 7/5/1992. Đến khi hoàn thành sứ mệnh thứ 25 và cũng là cuối cùng, con tàu đã hoạt động tổng cộng 229 ngày trên quỹ đạo, chu du hơn 197,6 triệu km.
Hiện chỉ còn một con vũ trụ nữa, Atlantis, chưa thực hiện chuyến bay cuối cùng. Atlantis đã được chuyển tới bệnh vệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kenedey vào tối qua, sẵn sàng cho sứ mệnh cuối cùng tới ISS, dự kiến diễn ra vào tháng này.
Cùng điểm lại lịch sử 30 năm để chuẩn bị chia tay một thế hệ tàu vũ trụ đã ghi danh vào lịch sử thế giới:
Ngày 12/4/1981, tàu con thoi Columbia của NASA đưa 2 nhà du hành John Young và Bob Crippen bay vào không gian. Đây là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn. Đó là lần đầu tiên động cơ tên lửa dùng nguyên liệu rắn được sử dụng để đẩy tàu vũ trụ vào quỹ đạo.
Chuyến bay của Columbia là chuyến bay đầu tiên được kiểm định về sức mạnh, và là chuyến bay đầu tiên có người lái.
Ngày 22/3/1982, chuyến bay thứ 3 được thực hiện, nhằm kiểm định tàu con thoi nhiều hơn, trong đó có việc kiểm tra hệ thống cánh tay robot, Canadarm và lưới nhiệt chắn bảo vệ.
Sally Ride thuộc phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ STS-7 của tàu con thoi Challenge. Đây chính là người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ ngày 18/6/1983.
Như vậy là 20 năm sau mới có một phụ nữ bay vào vũ trụ, kể từ năm 1963, nữ phi công người Nga Valentina Tereshkova bay vào vũ trụ trong chuyến bay Vostok 6. Sally Ride cùng 4 nhà du hành khác triển khai lắp đặt 2 vệ tinh cho Canada và Indonesia.
Guion Bluford cùng 4 nhà du hành khác bay vào vũ trụ trên tàu con thoi Challenger vào ngày 30/8/1983. Đây là chuyến bay đầu tiên có sự xuất hiện của du hành gia người Mỹ gốc Phi. Đây cũng là lần đầu tiên tàu con thoi được phóng và hạ cánh vào ban đêm.
Chuyến bay thứ 9 của tàu con thoi Columbia bay vào vũ trụ ngày 28/11/1983. Nhiệm vụ của chuyến bay này là hoàn toàn phục vụ nghiên cứu khoa học. Các du hành gia đem theo mô-đun Spacelab, một phòng thí nghiệm hình trụ để phục vụ cho công tác khoa học.
Chuyến bay thực thi nhiệm vụ STS-41B của tàu con thoi Challenger (ngày 3/2/1984) đánh dấu lần đầu tiên du hành gia di chuyển bên ngoài vũ trụ, không bị gắn vào tàu con thoi bởi dây nối.
Ngày 6/4/1984, tàu con thoi Challenger bay vào vũ trụ để sửa vệ tinh năng lượng mặt trời. Đây là chuyến bay đầu tiên bay vào vũ trụ với nhiệm vụ chính là sửa chữa.
7 nhà du hành xấu số
Ngày 28/1/1986 là ngày đen tối nhất của chương trình tàu con thoi của NASA khi 7 nhà du hành vũ trụ đã thiệt mạng do tàu con thoi Challenger bị phá hủy sau khi được phóng lên. Trong đó, giáo viên Christa McAuliffe được lựa chọn là giáo viên đầu tiên có mặt ngoài không gian.
Sau 2 năm rưỡi, NASA mới giải quyết xong thảm họa Challenger và thực hiện chuyến bay đầu tiên sau thảm họa – chuyến bay thực thi nhiệm vụ STS-26 trên con tàu Discovery vào ngày 29/9/1988.
Tàu con thoi Discovery đem vào vũ trụ kính thiên văn nổi tiếng nhất thế giới Hubble Space Telescope vào ngày 24/4/1990.
Chiếc kính thiên văn vũ trụ sau này đã trở thành một "ngôi sao", tạo nên "thương hiệu" cho NASA với một loạt những khám phá thiên văn quan trọng.
Ngày 13/5/1992, 3 nhà du hành vũ trụ bay vào vũ trụ, thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên theo sứ mệnh của tàu con thoi Endeavour.
Năm 1993, sau 3 năm Hubble bị lỗi quang học, NASA cho phóng tàu con thoi Endeavour vào ngày 2/12/1993. Sau khi Hubble được sửa, sự hiểu biết của con người về vũ trụ được mở ra.
Ngày 29/10/1998, tàu con thoi Discovery đưa thượng nghị sĩ Mỹ John Glenn (70 tuổi) vào vũ trụ. Glenn chính là thành viên của nhóm Mercury 7, nhóm du hành gia đầu tiên của Mỹ được lựa chọn để bay vào vũ trụ. Ông là người cao tuổi nhất từng bay vào vũ trụ, người thứ 5 có mặt ngoài không gian và là người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. Ngoài ra, đây là chuyến bay thứ 2 vào vũ trụ của Glenn.
Hiện nay, trạm vũ trụ quốc tế ISS đã được hoàn tất xây dựng. Kể từ năm 1998, công việc chỉ đạo tiến hành xây dựng ISS đã được thực hiện.
Thảm họa tàu con thoi Columbia vào ngày 1/2/2003 đã làm chương trình tàu con thoi của NASA tuột dốc thê thảm.
Phi hành đoàn gồm 7 thành viên sau 16 ngày thực hiện nghĩa vụ thành công, đang trên đường trở về trái đất thì tàu bị hỏng. Nguyên nhân được cho là do mảnh xốp cách nhiệt trên bồn chứa bên ngoài tàu đã bị bong ra thành từng mảnh trong quá trình khởi động và ảnh hưởng đến cánh trái của tàu.
Năm 2011, chương trình tàu con thoi Endeavour thực hiện chuyến bay cuối cùng. Dự kiến, nhiệm vụ cuối cùng trong chương trình này sẽ được thực hiện bởi tàu con thoi Atlantis vào ngày 28/6/2011, đưa bốn nhà du hành và kiện hàng lên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Sau khi hoàn tất các chuyến bay cuối cùng, các tàu vũ trụ của NASA sẽ được đưa vào các viện bảo tàng của Mỹ.