Năm thành phố lớn của Australia biến mất và “Xứ sở Chuột túi” bị hòa lẫn trong một biển nước cỡ bằng diện tích Ireland. Sẽ không còn một quốc đảo được bao quanh là biển, thay vào đó là một quốc gia bị biển thâm nhập. Đó là những gì được diễn tả trên một trong số loạt bản đồ về hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu mà Viện Địa lý quốc gia Australia vừa công bố.
>>> Nhiệt độ Bắc Cực lên cao nhất trong 44000 năm qua
Những bản đồ tương tác đã chỉ ra ảnh hưởng ghê gớm của những tảng băng trên Trái Đất khi chúng tan chảy vào lòng các đại dương và biển.
Theo những bản đồ này, mực nước biển dâng cao sẽ nuốt chửng 5 thành phố lớn của Australia, gồm Sydney, Melbourne, Adelaide, Darwin và Perth.
Khi nước biển dâng cao tới gần 70m, các thành phố lớn và thậm chí là nhiều quốc gia cũng bị xóa sổ, cấu trúc các lục địa bị biến đổi trầm trọng.
Tại Mỹ, Thành phố New York sẽ bị nhấn chìm với nhiều bờ biển phía Đông bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại châu Âu, London và Venice sẽ trở thành quá khứ, trong khi nước biển dâng sẽ làm tăng đáng kể diện tích biển Đen và biển Caspi.
Bangladesh và 160 triệu dân sẽ không còn trên bản đồ thế giới và 600 triệu dân Trung Quốc sẽ buộc phải đi tìm nơi ở mới.
Dự báo những thay đổi này sẽ xảy ra trong vài nghìn năm tới nếu con người không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng biến đổi khí hậu. Nhiều nhà khoa học dự đoán toàn bộ lượng băng trên Trái đất sẽ tan chảy trong hơn 5.000 năm.