Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác "lừa đảo" bộ não của bạn trong nháy mắt.
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Cơ chế đánh lừa này dựa trên nguyên tắc nhìn của con người. Khi võng mạc tiếp nhận ánh sáng, não bộ cần khoảng 1/10 giây để xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thu được. Trong khoảng thời gian này, não bộ sẽ dự đoán trước những gì sẽ xảy ra tiếp theo để thể hiện sự thông minh của mình.
Tuy nhiên, với những ảo ảnh thị giác này, não bạn sẽ đoán sai 100%.
Hãy nhìn kỹ bức ảnh dưới đây 10 giây và bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.
Bạn thấy gì khi nhìn bức ảnh này?
Nếu thấy trái tim ở giữa phình to bất thường thì xin chúc mừng, bạn đã bị "lừa" bởi ảo ảnh thị giác này. Rõ ràng, đây là một bức ảnh tĩnh vậy tại sao khi nhìn lâu, ta lại thấy vật thể trong hình "ngọ nguậy"?
Theo các chuyên gia, các mảng màu đối lập trong hình khiến nhiều tế bào trong não bộ phản ứng. Chúng khiến bạn nhìn theo một hướng nhất định. Tuy nhiên khi nhìn lâu, các tế bào trên mệt mỏi và điều tiết bạn nhìn theo hướng ngược lại.
Hệ quả là mắt bạn có cảm giác các vật thể trong khuôn hình bỗng dưng chuyển động mà không hiểu vì sao.
Đã bao giờ bạn băn khoăn vì sao các hot girl luôn biết cách chụp những bức ảnh tự sướng đẹp, che được khuyết điểm và trở nên trẻ trung hơn tuổi thật hay chưa?
Câu trả lời sẽ có ngay sau khi bạn nhìn bức ảnh này.
Muốn trông trẻ và đẹp hơn, đơn giản bạn hãy giơ máy chụp từ trên xuống dưới.
Bức ảnh trên đây là một ảo ảnh thị giác kinh điển. Theo đó, não bộ có xu hướng đánh giá tuổi tác của con người dựa trên các góc nhìn. Chẳng hạn với bức ảnh gốc (giữa), khi phần cằm được kéo dài ra sẽ tạo cảm giác đứng tuổi cho người xem ảnh (ảnh bên phải). Ngược lại, nếu phần trên trán lớn hơn, người đàn ông trong bức ảnh sẽ trẻ ra cả chục tuổi ý chứ (ảnh bên trái)!
Đó chính là thủ thuật được áp dụng phổ biến khi chụp tự sướng. Muốn trông trẻ và đẹp hơn, đơn giản bạn hãy giơ máy chụp từ trên xuống dưới.
Hãy tập trung nhìn vào bức hình dưới đây và xem đâu là con đường khác biệt nhất trong ba mô hình dưới đây nhé!
Khi bức ảnh chuyển động, chính con đường thứ nhất và thứ ba mới là "anh em sinh đôi".
Phần lớn chúng ta khi nhìn bức ảnh này đều cảm thấy con đường thứ nhất và thứ hai giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế khi bức ảnh chuyển động, chính con đường thứ nhất và thứ ba mới là "anh em sinh đôi".
Ảo ảnh này được các nhà khoa học lý giải như sau: Khi đặt cạnh 2 hình ảnh mà về cơ bản chúng giống nhau (chỉ bị thay đổi một chút về kích cỡ hoặc một vài chi tiết nhỏ) như con đường thứ nhất và thứ hai, mắt người sẽ mặc định chúng giống nhau. Và chỉ khi di chuyển ra xa, não bộ mới biết rằng mình đã bị lừa như thế nào.
Thực tế, tất cả các hình chữ nhật trong ảnh trên đều đứng yên.
Nhìn bức ảnh trên bạn thấy điều gì? Có vẻ như các hình chữ nhật đang di chuyển giống như băng chuyền trong nhà máy?
Nhưng sự thật không phải như vậy. Thực tế, tất cả các hình chữ nhật đều đứng yên. Nhưng chúng thay đổi màu sắc (vàng – xanh lục) cho nhau liên tục. Khi đó, não bộ sẽ gặp phải ảo giác "chuyển động dòng nước" – tức là thấy các hình chữ nhật như sóng nước dập dềnh nhô lên rồi hạ xuống.
Ảo ảnh Ebbinghaus là một màn "chơi khăm" thị giác kinh điển trong lịch sử. Theo đó, hai hình tròn có cùng kích thước như nhau nhưng mắt sẽ bị lừa rằng một hình to, một hình nhỏ với ảo ảnh này.
Điều này được giải thích là do não có xu hướng đối chiếu kích thước của các vật thể.
Điều này được giải thích là do não có xu hướng đối chiếu kích thước của các vật thể. Khi các hình xung quanh nhỏ hơn hình trung tâm, chúng ta có cảm giác hình ở trung tâm lớn hơn bình thường và ngược lại.
Tuy nhiên mới đây, nhóm nghiên cứu bao gồm Christopher D.Blair, Gideon P.Caplovitz và Ryan EB Mruczek đã kết hợp thêm chuyển động phóng to – thu nhỏ để tạo nên ảo ảnh Ebbinghaus phiên bản hoàn toàn mới. Hãy cùng thưởng thức chúng qua video sau đây:
Kết quả thật ấn tượng, khi chúng ta tập trung vào hình trung tâm, dường như không có gì thay đổi nhưng khi tập trung nhìn vào các hình xung quanh, hiệu ứng này trở nên vô cùng rõ ràng, ít nhất gấp 2 lần so với ảo ảnh Ebbinghaus cổ điển.
Được phát triển bởi các chuyên gia thuộc Đại học Meiji Nhật Bản, cơ chế ảo ảnh này cũng tương tự như hiện tượng ảnh tĩnh biết chuyển động. Hãy cùng xem video dưới đây để hiểu rõ thêm về chúng:
Trên thực tế, ảo ảnh này là một hình chữ nhật di chuyển với một tốc độ không đổi phía trước các sọc đen trắng. Tuy nhiên, sau một lúc nhìn, bạn sẽ có cảm giác như chúng đang di chuyển theo 2 hướng ngược nhau (tiến một bước lại lùi một chút).
Ảo ảnh này là một hình chữ nhật di chuyển với một tốc độ không đổi phía trước các sọc đen trắng.
Và khi kết hợp với hình ảnh chim bồ câu, não của bạn sẽ thấy đó như chú chim đang cử động đầu y như thật.