Các nhà khoa học đang có cái nhìn khác về cách học toán và đã phát hiện ra một số điều thú vị.
Tại một thời điểm nào đó, chúng ta đã học một số dạng công thức toán có liên quan đến tàu hỏa và lịch chạy của chúng. Chẳng hạn như, nếu một chiếc tàu rời Boston đến New York lúc 7h sáng và đi với tốc độ 60 dặm một giờ, hỏi nó có vượt được xe lửa rời Providence lúc 6h sáng đi với tốc độ 45 dặm một giờ hay không?
Ý tưởng đằng sau bài toán “câu chuyện” này là khuyến khích học sinh bằng một ví dụ có thật ngoài đời mà chúng có thể liên hệ và việc này sẽ củng cố khái niệm toán học. Đó là một trong những suy nghĩ đã có dường khi từ khi toán học được dạy nhưng đó có thể là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
|
(Ảnh: Ville Miettinen) |
Các nhà nghiên cứu tại đại học Ohio đã bắt đầu xác định xem liệu những loại ví dụ như thế này có củng cố toán học cho học sinh hay không. Họ thực hiện một nghiên cứu mà trong đó sinh viên trường cao đẳng được dạy một quy tắc đơn giản nhưng không quen thuộc. Một số sinh viên học nó thông qua các ký hiệu trừu tượng và một số học nó thông qua các ví dụ cụ thể. Sau đó những sinh viên này được kiểm tra về những gì họ được kể là một trò chơi thiếu nhi, quy tắc là sử dụng cùng một quy tắc toán như họ vừa được dạy.
Những sinh viên học quy tắc thông qua ký hiệu làm tốt trong việc hiểu ra trò chơi. Những sinh viên học thông qua ví dụ không làm tốt hơn nếu họ hoàn toàn phỏng đoán. Thí nghiệm này đã chứng minh được giả thuyết của các nhà nghiên cứu là các ví dụ có thật trong cuộc sống có khuynh hướng làm cho học sinh bị sao lãng khỏi toán và sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc chuyển kiến thức của mình vào những bài toán mới mà không có nên tảng hoàn toàn trừu tượng.
Hiện các nhà nghiên cứu đang chuyển sang nghiên cứu những học sinh nhỏ hơn để xem thử tác dụng này có ảnh hưởng rộng như thế nào.