Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cầu cao chóng mặt, cầu dành cho tàu thuyền... đó là những công trình ấn tượng do con người tạo nên tại các nước khác nhau.
Cây cầu bắc qua biển Đông của Trung Quốc, còn được gọi là cầu Đông Hải, được hoàn thành vào tháng 5/2005. Dài 30,5 km, đó là một trong những cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, nối Thượng Hải với cảng Yangshan.
Cầu Bảy Dặm ở Florida, Mỹ, chạy giữa vịnh Mexico và eo biển Florida, dài khoảng 11 km. Cứ đến tháng 4, cây cầu lại được đóng vài tiếng để tổ chức cuộc thi chạy "fun run", nhằm kỷ niệm dự án xây dựng công trình.
Nếu bạn sợ độ cao, bạn không nên đi qua cây cầu Millau. Công trình này băng qua thung lũng Tarn, gần Millau ở miền nam nước Pháp, có các cột chống cao tới 342 m. Đó được coi là cây cầu cao nhất thế giới.
Cầu không chỉ dành cho những phương tiện đường bộ. Các con tàu ở Đức sử dụng cây cầu nước Madgeburg khổng lồ để đi lại giữa Elbe-Havel và kênh Mittelland. Cây cầu dài khoảng 1 cây số này được mở vào năm 2003, mất 6 năm để xây dựng và tốn tới 500 triệu euro.
Cầu Phong Vũ Chengyang là một trong những cây cầu có mái nổi tiếng nhất ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Được xây dựng vào năm 1916, chủ yếu từ gỗ và đá, cây cầu dài 65m và bắc qua sông Linxi.
Cầu Coronado ở San Diego, Mỹ, là một trong số ít cây cầu nổi tiếng nhờ một chương trình truyền hình. Dài 3,2 km, nối các thành phố Coronado và San Diego, đi vào hoạt động từ năm 1969, và cuối cùng trở thành tâm điểm trong chương trình "Simon & Simon" nổi tiếng vào những năm 1980.
Cầu Lupu ở Thượng Hải, Trung Quốc, là cây cầu cong dài nhất thế giới, khoảng 3,2 km. Khi khai trương vào năm 2003, nó đã đánh bại công trình kỷ lục trước đó là cầu Sông Gorge ở Fayetteville, West Virginia, Mỹ.
Cầu Khaiju là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất ở Iran. Vua Abbas II đã xây dựng nó trên nền một cây cầu cũ vào năm 1650. Nó có 23 mái vòm và dài khoảng 105 m, rộng 14 m.
Cầu Thiên Niên Kỷ Gateshead là cây cầu nghiêng chỉ dành cho người đi bộ và đi xe đạp, bắc qua sông Tyne ở Anh. Bằng sức nước, cầu có thể quay ngang cho tàu thuyền đi qua.
Cầu Nanpu bắc ngang sông Hoàng Phố là một trong những cây cầu chính ở Thượng Hải, đồng thời là cầu dây cáp đầu tiên có nhịp cầu dài hơn 400 m tại Trung Quốc. Theo Amusing Planet, hai cây cột hình chữ H cao 150m được xây dựng 2 bên thành cầu, bao gồm 22 cặp dây cáp bằng thép sắp xếp theo hình quạt để nâng đỡ các dầm cầu. Một điểm đặc biệt của cây cầu là thiết kế hình xoắn ốc, giúp giảm độ dốc cho các phương tiện khi lưu thông. Với tổng chiều dài 8.346 m, cầu Nanpu giống một con rồng nối khu Thượng Hải cũ với khu Phố Đông đang phát triển nhanh chóng.
Cầu Da Vinci ở Na Uy được Leonardo Da Vinci vẽ phác thảo cây cầu vào năm 1502 cho hoàng đế Sultan Bajazet II của Đế quốc Ottoman (1453 – 1922). Nhưng 500 năm sau, thiết kế này mới trở thành hiện thực nhờ công của họa sĩ Na Uy Vebjørn Sand. TheoPopular Mechanics, cây cầu dành cho người đi bộ khánh thành năm 2001 và chạy ngang qua đường cao tốc E18 ở Na Uy. Trong nhiều thế kỷ, bản vẽ phác thảo của Da Vinci được đánh giá là không khả thi. Phần chân cầu uốn cong rất mỏng khi tiếp giáp với mặt cầu, nhưng lại loe rộng khi chạm đến mặt đất. Kế hoạch lúc đầu của Da Vinci là xây dựng cây cầu dài gần 220 m. Tuy nhiên, Sand và đồng nghiệp đã rút ngắn xuống còn 90 m.
Cầu Eshima Ohashi ở Nhật Bản nối liền hai thành phố Matsue và Sakaiminato, trải dài 1,6 km ngang qua hồ Nakaumi. Theo Independent, cây cầu có độ dốc 6,1 % ở bên thuộc tỉnh Shimane và 5,1 % ở bên thuộc tỉnh Tottori, khiến nó trông giống như đỉnh tàu lượn siêu tốc.
Millau Viaduct là cầu cạn dây văng bắc qua thung lũng sông Tarn, gần Millau ở miền nam nước Pháp. Cầu do kỹ sư công trình người Pháp Michel Virlogeux và kiến trúc sư người Anh Norman Foster, thiết kế. Theo Amusing Planet, đây là cây cầu cao nhất thế giới, chiều cao của cầu, tính từ chân trụ tháp cao nhất tới đỉnh cột chống dây văng là 343m. Vào những ngày sương mù, cây cầu dài 2.460 m này như nằm lơ lửng giữa không trung.