Google Maps thực sự có thể mang đến sự chính xác đến đáng sợ.
Năm 2005, Google cho ra mắt Google Maps - ứng dụng bản đồ dựa trên dữ liệu từ vệ tinh vũ trụ. Và kể từ đó đến nay, người dùng trên khắp thế giới đã phát hiện ra rất nhiều địa điểm thú vị bằng ứng dụng này, trong đó có những nơi thực sự bí ẩn mà có lẽ phải nhờ đến Google Maps mà thế giới mới thực sự biết đến chúng.
Dãy hố này dài khoảng 1,6km, bao gồm hơn 6000 cái hố cực lạ với kích cỡ khác nhau. Nó bắt nguồn từ Thung lũng Pisco, trải dài đến tận dãy Andes. Nhìn qua Google Maps, dãy hố thực sự có thể khiến nhiều người cảm thấy... sởn da gà, đặc biệt nếu như bạn mắc Hội chứng sợ lỗ (Trypophobia).
Con người biết đến dãy hố này từ năm 1933, và kể từ đó đến nay, mục đích tồn tại của nó vẫn là điều bí ẩn. Hiện tại, giới khảo cố chỉ có thể đặt giả thuyết rằng đây là nơi dùng để chôn cất của người xưa, hoặc để lưu trữ một thứ gì đó. Dẫu vậy, tất cả đều chưa được kiểm chứng, và đều có nhiều mâu thuẫn bên trong.
Ít ai biết rằng, Hà Lan có một hòn đảo nhân tạo. Hòn đảo này nằm ở Ketelmeer, và nhìn trên Google Maps thì trông nó thực sự giống biểu tượng định vị của ứng dụng này.
Hòn đảo có tên IJseeloog với chu vi chỉ rơi vào khoảng 1km, mục đích làm ra nó là để trữ phù sa ô nhiễm.
Địa điểm kỳ lạ này nằm ở Wittmann (bang Arizona). Trông thì bí ẩn vậy thôi, thực chất đây là một căn cứ Không quân bị bỏ hoang trong giai đoạn 1956 - 1966.
Địa điểm này được gọi là Fingermaze (Mê cung ngón tay), nằm ở Brighton. Nhìn qua Google Maps, trông nó tựa như một dấu vân tay khổng lồ vậy.
Fingermaze thực chất là một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Chris Drury. Ông làm ra nó vào năm 2006, với ý nghĩa là biểu tượng cho hành trình cuộc đời.
Trong thời gian rất dài, những biểu tượng lạ trong sa mạc Gobi đã từng được xem là... sản phẩm của người ngoài hành tinh. Nhưng thực chất là người làm ra thôi, và ở Trái đất đàng hoàng.
Theo Jonathon Hill - chuyên gia từ ĐH Arizona, những hình vẽ này có khả năng là mục tiêu hiệu chuẩn của vệ tinh do thám.
Tấm hình trên được chụp bằng vệ tinh của Google Maps, tại một ngọn núi ở Nam Cực. Khi nó mới xuất hiện, các nhà thuyết âm mưu đã cho rằng đây là minh chứng cho sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
Dẫu vậy, thực tế thì có những giả thuyết nghe logic hơn nhiều. Nhìn chung, đây hoàn toàn có thể là một hiện tượng hết sức ngẫu nhiên của tự nhiên, được tạo ra từ các vết băng nứt. Chúng ta nhìn thấy nó ra hình mặt người là vì hiệu ứng pareidolia - nó khiến não bộ nhìn các vật thể theo một hình dáng quen thuộc.
"Pareidolia là một hiệu ứng tâm lý, khiến con người nhìn mây, đá và các vật dụng khác theo những hình tượng thân thuộc hơn," - NASA giải thích về hiện tượng này.
Năm 1989, một chiếc máy bay đã phát nổ tại sa mạc Ténéré. Năm 2007 là kỷ niệm 18 năm thảm họa ấy, và khi đó một đài tưởng niệm đã được xây dựng giữa sa mạc, với hình dáng của chiếc máy bay theo nguyên mẫu đời thực cùng 170 mảnh gương vỡ - tượng trưng cho số người đã thiệt mạng.
Chỉ là nhờ Google Maps, nơi này mới được nhiều người trên thế giới biết tới hơn.
Trông như một trò đùa vậy, nhưng bức ảnh trên hoàn toàn có thực. Biểu tượng ấy tồn tại với mục đích làm hiệu chuẩn cho các tấm hình chụp từ trên cao. Và trên thực tế, có khá nhiều dấu hiệu tương tự tại các căn cứ không quân trong sa mạc.
Đến nay vẫn chẳng ai rõ câu chuyện đằng sau chiếc xe này, cũng như lý do nó nằm dưới nước. Chỉ là nó cho thấy sự chính xác đến đáng sợ mà Google Maps có thể làm được.