Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, liệu rằng tất cả sẽ kết thúc hay những con vật đột biến vì phóng xạ sẽ thay thế con người thống trị trên Trái đất?
Sự thật không phải như vậy. Với sức chịu đựng phi thường, nhiều loài động vật không phải chịu nguy cơ hủy diệt bởi tia phóng xạ và có thể tiếp tục sinh sôi phát triển ngay cả nếu có chiến tranh hạt nhân.
Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến gián. Chúng đã vượt qua vụ va chạm giữa Trái đất với tiểu hành tinh Chicxulub, thảm họa xóa sổ khủng long, nên cũng có khả năng sống sót khá cao nếu thảm họa toàn cầu tiếp theo xảy ra.
Những con gián có khả năng chịu đựng phóng xạ và được tìm thấy không xa nơi xảy ra vụ đánh bom hạt nhân Hiroshima trong khi mọi sinh vật khác đều bị xóa sổ. 10% cá thể có thể sống sót với mức phóng xạ 10.000rads. Khả năng sống sót của loài gián là kết quả từ tốc độ tăng trưởng chậm. Các tế bào trong cơ thể chúng tái sinh 48 tiếng một lần, giúp hạ thấp nguy cơ đột biến.
Một phần nguyên nhân thành công của gián nằm ở kích thước cơ thể cũng như thói quen ăn uống. Loại côn trùng thân dẹt này có thể lách vào những kẽ hở nhỏ mà sinh vật khác không thể để tới nơi trú ẩn an toàn, kể cả trong lòng đất. Ngoài ra, thay vì dựa vào một nguồn thực phẩm, chúng gần như ăn mọi thứ, bao gồm những thứ thường không được coi là thực phẩm.
Một trong những sinh vật có khả năng chịu đựng kiên cường nhất trên hành tinh là bọ cạp. Mặc dù chưa có một nghiên cứu chính thức nào về mức độ bức xạ mà một con bọ cạp có thể chịu được, nhưng nó được cho là có thể chịu đựng các cuộc tấn công hạt nhân tốt hơn hầu hết các loài động vật khác trên Trái đất. Theo nhiều nghiên cứu, loài bọ cạp có thể chịu được bức xạ Mặt Trời - tia cực tím (UV) ở mức độ cao, và một số thậm chí còn phát sáng trong bóng tối.
Bọ cạp đã tồn tại trên Trái đất hàng triệu năm và vẫn đang phát triển mạnh. Chúng thường được phát hiện trong các vết nứt và hang, giúp tăng cơ hội sống sót và cung cấp thêm một số biện pháp bảo vệ khỏi bức xạ và hậu quả của nó. Do hình dạng vốn đã lý tưởng của chúng, bọ cạp có mức độ kháng cự cao và hầu như không thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa của chúng.
Ong ký sinh Braconid (họ Braconidae) là những con ong bắp cày tí hon, do đó bạn dễ dàng nhận ra loài ong này mà không cần đến sự trợ giúp của những người am hiểu về ong. Các thành viên của họ Braconidae này hiếm khi đạt chiều dài trên 15mm ở độ tuổi trưởng thành. Một số loài có màu sắc không rõ ràng trong khi số khác lại có màu sắc tươi sáng. Braconid đôi khi bị nhầm lẫn với các loài ong ngụy trang.
Ong bắp cày là loài ong ăn thịt, chúng có thể chịu được bức xạ gấp 300 lần so với con người. Chúng có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh ngay cả khi lượng bức xạ cao tới 180.000 rads (quả bom ở Hiroshima chỉ có 10.000 rads). Một sự thật thú vị khác là những con ong bắp cày này có thể được dạy để "đánh hơi" và nhận biết chất nổ cũng như vật liệu có hại.
Lingulata cái tên đặc biệt theo tiếng Latin nghĩa là cái lưỡi do hình dáng vỏ của nó, là một loài động vật tay cuộn sống trên mặt đất, có lớp vỏ ở phần trên và dưới. Loài vật này sống sót sau nhiều thảm họa đại tuyệt chủng mà không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào và sống lâu hơn 99% số sinh vật từng tồn tại trên Trái đất. Chúng tự chôn mình rồi chờ cơ hội phát triển sau khi mọi thứ qua đi.
Ruồi giấm là một phức hợp họ ruồi bao gồm cả các loài ruồi trái cây. Đây là một họ ruồi được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về sinh học, nhất là loài ruồi giấm thường trong chi Drosophila. Ruồi giấm được sử dụng để thí nghiệm và minh họa cho đột biến sinh học ở dạng đột biến nhiễm sắc thể.
Ruồi giấm có thể chịu khoảng 64.000 đơn vị phóng xạ. Kích thước cơ thể nhỏ khiến chúng có ít tế bào chịu ảnh hưởng từ phóng xạ hơn và bề mặt hấp thụ phóng xạ cũng nhỏ hơn.
Ngược lại với những loài sinh vật khác có tốc độ sinh trưởng tế bào chậm, ruồi giấm có tốc độ sinh trưởng cực kỳ nhanh. Điều này giúp nó tiến hóa để thay đổi theo môi trường sống.
Những con cá Mummichog có thể được nhìn thấy ở Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ và Canada. Mummichog khác với các loài cá thông thường ở chỗ chúng có thể sống ở mọi môi trường bất kể ô nhiễm, nóng, lạnh hay chứa đầy hóa chất. Chúng từng được đưa lên trạm vũ trụ và vẫn sống sót. Năm 1973, chúng đã được đem lên trạm thí nghiệm ngoài vũ trụ để thí nghiệm khả năng tồn tại: chúng bơi lội và sinh sản như bình thường.
Khả năng bật và tắt gene của chúng khi cần thiết tương quan với khả năng sống sót của chúng. Điều này cho phép cá chịu được mọi thành phần hóa học, mọi nhiệt độ và mọi hàm lượng muối. Để thích nghi với môi trường mới, người ta đã thấy chúng "thiết kế lại" các bộ phận cơ thể khác nhau.
Gấu nước, hay còn có tên tardigrade, là một vi khuẩn chịu cực hạn có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Chúng có thể bị nghiền nát, đông lạnh, chịu nước sôi, sống trong không gian và điều kiện không nước. Loài vật này có thể hồi sinh sau khi chết 10 năm. Chúng rất nhỏ, có chiều dài 1,55 mm và ít có nguy cơ bị ảnh hưởng phóng xạ.
Gấu nước có khả năng sống sót trong gần như mọi môi trường khắc nghiệt mà Trái đất có thể tạo ra. Theo National Geographic, chúng là động vật khó tiêu diệt nhất trên Trái đất. Chúng sinh tồn được trên những cồn cát, ở độ cao lớn và vẫn sống kể cả khi bị đóng băng.
Các nhà khoa học đã phát hiện một loại protein mang tên Dsup có thể bảo vệ vật liệu di truyền trong mỗi tế bào của gấu nước, tạo ra một tấm khiên chắn nhỏ chống lại các hạt nguy hiểm. Nhờ đó, chúng có thể sống sót ở mức bức xạ cao mà hầu hết sinh vật khác không thể. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng chúng có thể sống trên Mặt Trăng.
Tuy là dạng sinh vật sống đơn giản nhất nhưng nó có thể là tiền thân của những loài vật tương lai. Khi gặp điều kiện bất lợi, động vật đơn bào sẽ sinh ra lớp bảo vệ và cơ thể rơi vào trạng thái "ngủ đông".
Với khả năng chống bức xạ tốt và vì chỉ một tế bào, đột biến không phải là vấn đề với chúng.
Số lượng động vật đơn bào là vô cùng lớn và với kích thước nhỏ, chúng sẽ là loài có khả năng sống sót qua thảm họa hạt nhân.
Được mệnh danh là "Vi khuẩn Conan", nếu nó không sống sót thì chẳng có gì có thể tồn tại.
Với khả năng tự sửa chữa ADN với tốc độ rất nhanh, chúng đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ làm sạch ô nhiễm đến nghiên cứu y học.
Cho đến thời điểm này, những bí mật về khả năng của vi khuẩn Conan vẫn chưa được khám phá hết.
5 sinh vật chúng tôi vừa đề cập kể trên đều là động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng một số vi sinh vật cũng có khả năng sống sót sau các trân đại dịch hoặc thảm họa trên khắp thế giới.
Một trong số đó có thể kể đến E.Coli - vi khuẩn sống trong ruột người và các động vật khác. Bên cạnh có thể tồn tại trong các sinh vật sống và chết, E.Coli cũng có thể sống trong môi trường bức xạ gấp 6 lần khả năng chịu đựng của con người. Chúng cũng có thể xây dựng cho mình sức đề kháng cực kỳ nhanh và điều này giúp E.Coli sóng sót được ngay cả khi gặp thảm họa bất ngờ.
Sinh vật có cái tên khá đáng sợ này thực tế là một loài giun tròn, rất nhỏ, được nhìn thấy ở dưới kính hiển vi và sở hữu khả năng sống sót ở nhiệt độ cũng như áp suất vô cùng khắc nghiệt. Giun ma quỷ được phát hiện lần đầu vào năm 2011, dưới bề mặt Trái đất khoảng 3,5 km.
Giun ma quỷ sống trong bóng tối hoàn toàn, chỉ ăn những vi khuẩn rất nhỏ và hiện được biết đến là sinh vật sống ở nơi sâu nhất thế giới. Nếu ngày tận thế xảy ra, chắc chắn đây là một trong những sinh vật ít bị ảnh hưởng nhất.
Kiến là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn.
Kiến có 12.000 loài khác nhau, sinh sống ở nhiều môi trường và nhiệt độ trên khắp thế giới. Sinh vật này được các nhà khoa học cho rằng có thể tồn tại ở nhiều loại nhiệt độ, áp suất và các kiểu thời tiết khác nhau.
Điều đặc biệt là các nhà khoa học cho biết kiến sẽ 'hy sinh' hoặc nói đúng hơn là giết chết các thành viên trong tổ của mình bị bệnh. Điều này giúp chúng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và có thể sống sót qua các trận đại dịch.
Do con người sống rải rác trên khắp thế giới, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, ít có khả năng mọi người cùng bị ảnh hưởng bởi tia phóng xạ. Ngoài ra, con người có nhiều cơ hội chạy tới các hầm trú ẩn tránh tia phóng xạ, do đó khả năng duy trì sự sống cao.