Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

  •  
  • 2.734

Mặt nạ nắn mũi, kẹp hàm, mũ trùm ngạt hô biến nếp nhăn... là những dụng cụ làm đẹp thô sơ được quý cô thời xưa ưa chuộng.

>>> Video: Lịch sử làm đẹp trong 100 năm qua

Ít ai ngờ, những dụng cụ bổ trợ giúp nâng mũi, gọt cằm không chỉ thịnh hành thời nay mà đã trở thành vật dụng quen thuộc của nhiều quý cô xưa. Điều này càng chứng tỏ, nhu cầu làm đẹp của một nửa thế giới chưa bao giờ "lỗi mốt".

Cùng ngược dòng lịch sử về thời điểm những năm đầu thế kỷ XX để tìm hiểu một vài chiếc máy "chỉnh sửa nhan sắc" thô sơ đến kỳ dị.

Mặt nạ nắn mũi

Mặc dù không hài lòng với chiếc mũi của mình nhưng bạn khó lòng có thể chi trả cho những cuộc phẫu thuật tốn kém và đau đớn? Chiếc mặt nạ nắn mũi thịnh hành vào đầu thế kỉ XX này sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Chuyên gia tạo hình về mặt - ông M. Trilety đã sáng tạo ra dụng cụ này vào năm 1918. Mục tiêu của ông là tạo ra một thiết bị tạo hình cho chiếc mũi mà không phải động chạm đến dao kéo.

Dụng cụ này có tác dụng giúp mũi thẳng và thon gọn hơn. Tuy nhiên, với việc phải đeo khung nhựa 24/24 giờ trong suốt thời gian dài sẽ gây ra nhiều sự đau đớn cũng như biến chứng có hại cho mũi xảy đến bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, ngay sau khi ra đời, dụng cụ này đã trở thành một trào lưu trong giới quý tộc châu Âu thời bấy giờ.

“Con dấu” lúm đồng tiền

Vào thập niên 90-92 của thế kỷ XX, xã hội phương Tây vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa thời Victoria, tin tưởng rằng việc làm đẹp là trách nhiệm của phụ nữ. Chính vì vậy việc một phụ nữ sở hữu chiếc eo thon, nụ cười duyên cùng đôi má lúm đồng tiền.... được coi là chuẩn mực xã hội.

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Là phụ nữ và khao khát cái đẹp, Isalella Gilbert đã dành thời gian nghiên cứu, phát minh ra một thiết bị giúp in - tạo dấu “lúm đồng tiền” cho các cô gái.

Được tạo ra vào năm 1936, phát minh này bao gồm một cái vòng dùng để đeo quanh đầu, được thiết kế liền với hai vết lõm sâu ở vị trí má. Dụng cụ này hứa hẹn các cô gái một cặp lúm đồng tiền duyên dáng trong một thời gian ngắn khi họ sẽ đeo chúng mỗi đêm khi đi ngủ.

Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này cũng gây khá nhiều nguy hại cho người sử dụng bởi trong khi ngủ, xương quai hàm có thể bị trật hay sai khớp.

Máy sấy tóc khổng lồ

Tóc ngắn từng là trào lưu thống trị những năm đầu thế kỉ XX. Để đảm bảo một kiểu tóc bob đẹp, chiếc máy sấy tóc cầm tay đầu tiên đã được phát minh vào năm 1920. Tuy nhiên điều này không ngăn cản một số người dũng cảm đã tạo ra chiếc máy sấy tóc khổng lồ này.

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Được cho là phiên bản công nghiệp với sức thổi mạnh mẽ giúp sấy khô nhanh chóng, chiếc máy sấy sáu chân này cũng là một trong những thiết bị làm đẹp kì dị nhất được tạo ra.

Mặt nạ giúp loại bỏ vết nhăn và chảy xệ

Bất cứ ai có “khuyết điểm trên gương mặt” vào năm 1912 đều hâm mộ chiếc mặt nạ thần kì của Lilian Bender.

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Phát minh này được cho là có thể “loại bỏ những vết nhăn và dấu hiệu chảy xệ” chỉ với một chiếc mặt nạ co giãn và hoàn toàn thoải mái. Trên chiếc mặt nạ có phần hở riêng ra dành cho miệng, và phần đai ôm sát xuống hết phần cổ để đảm bảo nâng hết những vùng da chảy xệ.

Máy rung tiêu mỡ, "đánh bật" gàu

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Đây có thể được coi là loại hình thiết bị làm đẹp mà vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Cơ chế rung được áp dụng trong nhiều chiếc máy với lời hứa loại bỏ mỡ thừa mà người sử dụng không cần tập thể dục, không đau đớn. Chiếc máy thậm chí còn được áp dụng với... tóc nhằm đánh bật gàu.

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Thậm chí, có một thiết bị “rung điện” đặc biệt dành cho da đầu đã được tung ra thị trường. Sản phẩm này hứa hẹn rằng sẽ kích thích sự lưu thông của “các tế bào não và da đầu”, bên cạnh việc loại bỏ gàu và tóc xấu. Nó được thiết kế với 480 chân rung, với biệt danh những “ngón tay nhân tạo”.

Mặt nạ kích điện tan chảy nếp nhăn

Vào năm 1933, bác sĩ Joseph Brueck đã giới thiệu một chiếc “mặt nạ điện” có chứa pin bằng cuộn dây nóng để hâm nóng mặt và tan chảy những nếp nhăn cùng đường nét xấu xí của quá trình lão hóa.

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Chiếc mặt nạ được làm theo khuôn bao trùm cả mặt. Trong khi sử dụng, người dùng có thể hít thở qua một cái ống thông được đặt ở phần môi và nhìn bằng hai lỗ tròn được khoét ở phần mắt.

Dụng cụ "hô biến" chiếc cằm đôi

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Năm 1890, giáo sư Mack đã phát minh ra dụng cụ giúp chị em xóa tan nỗi lo hai cằm. Theo đó, nếu đeo dụng cụ này lên mặt và siết đủ mạnh, chiếc cằm sẽ dần hình thành theo khuôn mẫu và thon gọn hơn.

Tuy nhiên, người dùng phải chịu đau đớn suốt thời gian dài sử dụng, các biến chứng như hoại tử vùng da cằm do máu không lưu thông đã từng xảy ra.

Mũ trùm ngạt giúp tươi trẻ làn da

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Vào thập niên 1940, nếu làn da của bạn thiếu sức sống thì biện pháp tốt nhất là sử dụng chiếc mũ trùm ngạt của D.M. Ackerman. Chiếc mũ ma quái này có tác dụng làm nóng phần mặt và đầu, với mục đích là kích thích sự lưu thông, làm tươi mới làn da.

Ackerman tin rằng, với việc áp dụng lý thuyết về áp suất không khí sẽ kích thích sự tuần hoàn máu, giúp da hồng hào hơn.

Áo lót "kim châm" cho eo thon

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Chiếc áo lót đặc biệt này hứa hẹn là chìa khóa cho một vòng eo con kiến đáng mơ ước cho những quý cô đầu thế kỷ XX. Nhà sáng chế Thomas đã tạo ra chiếc áo lót đặc biệt với vô số cây kim quanh thân nhằm đảm bảo chiếc áo được cố định và ôm sát cơ thể. Tuy nhiên, khá nhiều phụ nữ đã phải chịu hậu quả khi sử dụng chiếc áo này khi họ bị lệch xương sống, viêm nhiễm da...

Máy mọc tóc

Phụ nữ không phải là đối tượng hướng tới duy nhất của các thiết bị làm đẹp. Một loạt các thiết bị làm đẹp giúp các quý ông chống hói tràn ngập thị trường thời bấy giờ.

Những dụng cụ làm đẹp "gây điên đảo" đầu thế kỷ 20

Tất cả dụng cụ đều hứa hẹn sẽ cải thiện khả năng tăng trưởng của tóc và khiến tóc rụng chậm hơn. Một trong số đó cần nói đến là chiếc máy Thermocap của viện Merke. Thiết bị này kích thích tóc mọc bằng nhiệt và ánh sáng xanh, với hình dáng bề ngoài như một chiếc mũ kì dị.

Máy làm tóc
Máy uốn tóc: Bức ảnh được chụp năm 1929 ghi lại quá trình uốn tóc của một người phụ nữ Đức. Có vẻ thời kỳ này, dụng cụ uốn tóc còn khá thô sơ.

Thiết bị massage toàn thân
Vào những năm 1940, người ta dùng thiết bị làm đẹp trông có vẻ đáng sợ này để massage toàn thân.

Mặt nạ làm đẹp bằng nhựa
Thứ khiến nhiều người lầm tưởng là mặt nạ phòng độc hay vũ khí chiến đấu này thực chất là ''mặt nạ làm đẹp da mặt'' bằng nhựa vào những năm 1920.

Mặt nạ làm nóng khuôn mặt
Một phiên bản mặt nạ khác làm nóng khuôn mặt, giúp cải thiện lưu thông máu và làm da mịn màng, căng bóng hơn.

Mũ giúp trang điểm
Khó mà tin được đây là một trong những cỗ máy làm đẹp của phụ nữ thế kỷ trước. Chiếc mũ kỳ lạ này được sáng chế bởi Max Factor vào năm 1930 với mục đích giúp chị em có thể trang điểm một cách chính xác đến từng... milimet.

Cập nhật: 20/08/2020 Tổng Hợp
  • 2.734