Những mẫu hóa thạch là bằng chứng để các nhà khoa học đưa ra được những thông tin khoa học về quá khứ, trong đó giá trị nhất là những hóa thạch cổ đại lâu đời.
Tin khoa học về lịch sử phát triển của loài người được cung cấp bởi những nghiên cứu về hóa thạch của các nhà khảo cổ. Hãy cùng điểm qua những hóa thạch cổ, độc nhất phản ánh lịch sử phát triển của loài người.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH La Laguna (Tây Ban Nha) đã tiến hành nghiên cứu mẫu phân hóa thạch 50.000 tuổi thu thập được tại khu vực El Salt, miền Nam Tây Ban Nha. Qua đó, các chuyên gia nhận thấy trong mẫu phân này bao gồm thành phần của cholesterol có nguồn gốc từ động vật và cả phytosterol - một hợp chất như cholesterol được tìm thấy trong thực vật.
Rất nhiều thông tin khoa học được cho ra bởi phân tích mẫu hóa thạch cổ đại
Đây được coi là bằng chứng trực tiếp đầu tiên chứng minh người Neanderthal ăn tạp. Đứng đầu nghiên cứu, nhà khoa học Ainara Sistiaga thuộc ĐH La Laguna cho biết: "Qua phân tích mẫu phân hóa thạch, chúng tôi vô cùng bất ngờ trước phát hiện này về chế độ ăn uống của người Neanderthal". Trước đây, các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu và tái tạo lại chế độ ăn uống của người Neanderthal nhưng không thực sự thuyết phục.
Các chuyên gia đã phân tích đồng vị carbon và nito mảnh xương thu thập được của người Neanderthal cho thấy, người xưa thường ăn thịt của những con mồi lớn như bò, lợn... Từ đây, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, người Neanderthal xưa chỉ ăn thịt.
Hóa thạch của một sinh vật bí ẩn cổ xưa giống cả người Neanderthal lẫn người hiện đại, đã được khai quật ở một hang động thuộc miền Bắc, Trung Quốc. Hóa thạch có niên đại 60.000 và 120.000 năm đã cho thấy đây là một loài chưa được biết đến trước đây với bất kỳ tổ tiên hominin nào. Các nhà khoa học cho biết đây là loại hóa thạch của người cổ lai từ hai loài người khác nhau.
Hóa thạch cho biết thông tin khoa học về loài người lai từng tồn tại
Mới đây, trung tâm nghiên cứu quốc gia về sự phát triển của nhân loại ở Burgos, Tây Ban Nha đã thực hiện một phân tích mới từ những chiếc răng cổ. Những chiếc răng cổ này được so sánh với 5000 chiếc răng khác nhau đã được tìm thấy từ các loài hominin. Một số chiếc răng này có đặc điểm giống với loại cũ hơn loài Homo erectus, trong khi một số khác lại giống người Neanderthal.
Việc tìm thấy một mảnh xương cổ đại ở một ngôi mộ tại Kenya cho thấy con người đã phát triển sự khéo léo của bàn tay sớm hơn nửa triệu năm so với các nghiên cứu trước đây. Nói ngắn gọn, mảnh xương bàn tay kết nối với xương ngón giữa này được bảo quản rất tốt và giống hệt xương người hiện đại.Đây là bằng chứng hóa thạch lâu đời nhất về thời điểm con người phát triển bàn tay đủ khỏe để có thể sử dụng các công cụ.
Tin khoa học cung cấp bởi hóa thạch cho biết sự phát triển của loài người
Loài vượn không có những đặc điểm giải phẫu này. Mảnh xương có niên đại 1.42 triệu năm tuổi này cho thấy quá trình phát triển mấu đầu xương, một đặc điểm giải phẫu riêng biệt chỉ có ở loài người. Phát hiện này cung cấp bằng chứng cho thấy quá trình tiến hóa của loài người sớm hơn 600 nghìn năm so với các tài liệu trước đây và đặt nó vào cùng thời với loài Homo erectussensu lato.
Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch trên tại khu vực Ledi-Geraru ở bang Afar, phía bắc Ethiopia. Trước đây, hóa thạch người cổ nhất được biết đến có niên đại khoảng 2,3-2,4 triệu năm. Phát hiện này giúp đẩy lùi lịch sử tiến hóa của nhân loại vào quá khứ khoảng 400 nghìn năm.
Hóa thạch cổ đại cho biết rất nhiều tin khoa học
"Ba triệu năm trước đây, loài người đương đối giống khỉ, sống trên cây và đi bằng hai chân", Brian Villmoare, nhà nghiên cứu ở Đại học Nevada Las Vegas, dẫn đầu nghiên cứu hóa thạch vừa tìm thấy cho biết. "Họ sống trong rừng, có bộ não nhỏ, không ăn thịt hay sử dụng công cụ".