Để giảm tích tụ mỡ bụng, bạn nên tránh xa các thực phẩm dưới đây.
Nếu tiêu thụ đường quá mức có thể bị béo phì. Ngoài ra, tiêu thụ những thực phẩm chứa đường làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Nếu người có mỡ bụng, sẽ trở nên kháng insulin, bước đầu tiên dẫn đến bệnh tiểu đường. Lúc này tuyến tụy của đang làm việc quá sức, sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Tiêu thụ đường quá mức có thể bị béo phì. (Ảnh minh họa: Internet).
Thức ăn chiên rán có xu hướng lấn át dạ dày, dẫn đến trào ngược axit và ợ chua. Cơ thể bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn chiên rán do hàm lượng chất béo cao, khiến chúng trở thành thực phẩm gây béo bụng.
Muối dưới mọi hình thức đều có thể là thủ phạm gây béo bụng. Nguyên nhân là vì nó khiến cơ thể giữ nhiều nước, dẫn đến đầy hơi và tăng cân.
Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa muối và chất béo trong cơ thể, kích thích ăn uống và béo phì. Chế độ ăn nhiều muối giúp cải thiện hương vị và có khả năng khiến mọi người ăn nhiều hơn. Sau bữa ăn mặn hoặc ăn các món ăn vặt chứa nhiều muối như: xúc xích, bim bim, khoai tây chiên… nhiều người, đặc biệt là trẻ em thường có xu hướng uống thêm các loại nước ngọt chứa nhiều đường dễ uống có hàm lượng calo cao.
Rượu gây nên tình trạng mỡ bụng cho chúng ta. Ngoài ra, rượu còn gây viêm mạn tính, cũng như một số vấn đề sức khỏe khác. Rượu còn có thể làm giảm quá trình đốt cháy chất béo và tất cả những “calo rỗng” được lưu trữ dưới dạng chất béo. Đàn ông uống nhiều hơn ba ly rượu mỗi ngày có nguy cơ béo bụng cao hơn 80%.
Chất béo chuyển hóa là một trong những chất béo không có lợi cho sức khỏe. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm nướng và thực phẩm đóng gói.
Chất béo chuyển hóa nhân tạo có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tim mạch kém và cũng có thể dẫn đến tăng mỡ bụng. Nó đã được chứng minh là gây viêm, có thể dẫn đến kháng insulin, bệnh tim, một số loại ung thư và nhiều bệnh khác. Do vậy, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa nhân tạo.