Và đôi khi, chính các "bậc phụ mẫu" lại là kẻ tiếp tay cho cuộc chiến tàn nhẫn, khốc liệt này.
Vẫn là vì nguyên nhân sinh tồn thôi, nhưng chỉ vừa thấy ánh sáng đã bắt đầu sát phạt thì thật quá sức rùng rợn. Vậy mà đó lại là câu chuyện có thật đối với một số loài vật sau đây.
Cò tuyết thường đẻ 3 trứng, nhưng quả thứ ba lại chỉ nhận được có 1/2 hormone so với bình thường.
Cò tuyết (Egretta thula) là một loài chim có vẻ ngoài khá đẹp với bộ lông trắng muốt. Nhưng cuộc sống của chúng lại đen tối hơn cái vẻ ngoài ấy rất nhiều, và nó bắt đầu ngay từ khi sinh ra.
Cò tuyết thường đẻ 3 trứng, nhưng quả thứ ba lại chỉ nhận được có 1/2 hormone so với bình thường. Tất nhiên là với lượng hormone thiếu thốn ấy, con non "bị chọn" sẽ yếu ớt hơn hai con còn lại rất nhiều.
Nếu dư dả thức ăn, hai con anh chị sẽ để em út tự chết. Còn nếu thiếu đói, chúng sẽ ngấu nghiến em chúng, hoặc chí ít thì cũng mổ cho đến chết hay hất văng ra khỏi tổ.
Ngay khi "chim cả" mổ vỏ trứng chui ra ngoài, cuộc bạo hành đã bắt đầu.
Một tổ chim đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) thường rất rộng, khoảng từ 1,5-2,4m và cao tầm 61cm. Nhưng trứng đại bàng vàng lại không nở cùng lúc, mà cách nhau khoảng 1, 2 ngày.
Ngay khi "chim cả" mổ vỏ trứng chui ra ngoài, cuộc bạo hành đã bắt đầu. Nó vừa giành giật hết phần thức ăn cha mẹ tha về, vừa mổ đám em tới tấp.
Thường thì chỉ sau cỡ vài tuần là "em hai", "em ba" tử vong hết. Và dù rõ ràng là đại bàng cha mẹ có thể can thiệp, nhưng chúng lại không bao giờ làm như vậy.
Linh cẩu con vừa chào đời đã có luôn bộ hàm sắc nhọn.
Khác với đại bàng vàng thản nhiên nhìn con cái mổ giết lẫn nhau, linh cẩu nỗ lực can ngăn chúng. Có điều, chỉ cần con mẹ sểnh ra một cái, đám "chíp hôi" mới nứt mắt đã lại lao vào cắn xé nhau rồi.
Không như hầu hết các loài thú có vú lúc mới sinh đều chưa mọc răng, linh cẩu con vừa chào đời đã có luôn bộ hàm sắc nhọn. Chúng cũng mở mắt nhìn hau háu chứ không nhắm tịt, và nhanh chóng lao vào cuộc chiến xác định thứ bậc.
Để linh cẩu mẹ không thể xen vào, đám linh cẩu con còn điên cuồng đào đường hầm, sau đó kéo nhau vào trong đấy mà quyết chiến. Một số con yếu hơn bị chết vì thương tích. Một số khác lại chết vì đói, do không dám chui ra khỏi hang tự đào.
Ngay cả khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, phôi cá mập hổ cát con đã phát triển răng.
Cá mập hổ cát (Carcharias taurus) là loài duy nhất trong tự nhiên được biết đến với tập tính giết hại "anh chị em" từ khi còn chưa thấy ánh sáng mặt trời.
Vì cá mập hổ cát cái có tới hai tử cung, nên nó chuẩn bị rất nhiều trứng. Quái lạ là ngay cả khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, phôi cá mập hổ cát con đã phát triển răng. Nó sẽ dùng "vũ khí" ấy mà ngấu nghiến những phôi bên cạnh, không tha cả mớ trứng chưa được thụ tinh luôn.
Cuối cùng, chỉ còn đúng 2 cá mập hổ cát con (mỗi tử cung một con) chào đời. Nhờ được "rèn giũa" từ trong bụng mẹ mà vừa mới thoát ra ngoài, nó đã thành chúa tể săn mồi giữa lòng đại dương.
Ấu trùng ong ký sinh Cotesia congregata liên tục tìm diệt và nuốt sống đám "trai non" còn chưa kịp biết mùi đời là gì.
Cotesia congregata là một trong những loài ong ký sinh tàn độc nhất thế giới tự nhiên. Sau khi chọn được một con sâu vừa ý, nó sẽ đẻ lên mình vật chủ 2 quả trứng, 1 đực và 1 cái.
Nhưng không chỉ vậy đâu! Hai quả trứng này nhanh chóng tự nhân bản, tạo ra chừng 200 ấu trùng đực và 1200 ấu trùng cái. Trong số các ấu trùng cái ấy, có khoảng 50 con phát triển sớm hơn. Chúng có bộ hàm sắc khỏe nhưng lại không có bộ phận sinh dục.
Vì chỉ cần 1, 2 con ong đực chào đời là đủ để kết hợp với đám chị em của nó, nên đội quân "nữ quyền" bắt đầu cuộc thảm sát. Bằng cách di chuyển khắp thân thể con sâu, chúng liên tục tìm diệt và nuốt sống đám "trai non" còn chưa kịp biết mùi đời là gì.
Dạng "ăn thịt đồng loại" có đầu, miệng và răng lớn hơn.
Trong các loài sát hại anh chị em, kỳ giông hổ (Ambystoma tigrinum) là loài... ít ác nhất. Nó sẽ chỉ xơi tái các "gà cùng một mẹ" khi không còn "hàng xóm" nào nữa để ăn mà thôi.
Kỳ giông hổ con chào đời dưới nước, bắt đầu cuộc sống ở dạng nòng nọc. Tuy nhiên, chúng lại phân chia thành 2 dạng biến đổi khác nhau, một dạng bình thường và một dạng "ăn thịt đồng loại".
Dạng "ăn thịt đồng loại" có đầu, miệng và răng lớn hơn. Nó cũng chỉ xuất hiện trong điều kiện nước ao đang dần khô cạn hoặc quá khan hiếm thức ăn.
Thần kỳ là kỳ giông hổ có thể phân biệt đâu là "anh chị em" của nó, còn đâu chỉ là "người dưng". Trừ khi không còn "kẻ lạ" nào khác để lấp đầy cái dạ dày, nó tuyệt đối chưa tấn công "người nhà".
Nếu một con bị đe dọa, đàn trâu này sẽ trở nên vô cùng hung dữ.
Báo Dân trí dẫn nguồn trang Cntraveler cho biết, trâu rừng châu Phi có khoảng 900.000 con, tìm thấy ở vùng cận Sahara châu Phi. Đây là loài khá hiền lành, thường đi thành bầy lớn, kiếm cỏ vào buổi sáng sớm và chiều muộn hoặc tìm nơi có nước để uống. Nhưng nếu một con bị đe dọa, chúng sẽ trở nên vô cùng hung dữ.
Loài vật này đã giết số lượng thợ săn trên lục địa nhiều hơn bất kỳ loài nào khác. Con trâu rừng trưởng thành có thể cao hơn 1,8 mét và nặng gần 1 tấn. Khi truy đuổi con mồi nó có thể chạy với tốc độ 60km/h và không ngừng lại ngay cả khi bị thương. Chúng cũng không ngại ngần đối đầu với một chiếc xe đang di chuyển. Bạn chắc chắn không muốn “gây hấn” với loài vật này.
Rắn biển Belcher là một trong những loài nguy hiểm nhất trên thế giới.
Báo Lao động dẫn nguồn trang a-z-animals.com cho biết, được tìm thấy chủ yếu ở Ấn Độ Dương, rắn biển Belcher là một trong những loài nguy hiểm nhất trên thế giới. Loài rắn này có thể dài tới hơn 3,3 m, thân hình mảnh mai, với thân màu vàng và vằn chéo màu xanh lá cây.
Các nhà khoa học cho rằng nọc độc trong một nhát cắn của loài rắn Belcher này có thể giết chết 1.800 người. Nếu một người bị con rắn này cắn, chỉ khoảng 30 phút để cấp cứu và lấy nọc độc ra ngoài trước khi tử vong. Tuy nhiên, vì loài rắn này thường nhút nhát nên số trường hợp tử vong do chúng rất ít.
Loài cá sấu hung dữ nhất thế giới hiện nay là cá sấu sông Nile.
Mỗi năm khoảng xấp xỉ 1.000 vụ cá sấu tấn công trên toàn thế giới, và khoảng 40% các cuộc tấn công đó đều gây tử vong. Loài cá sấu hung dữ nhất thế giới hiện nay là cá sấu sông Nile, chúng có thể được tìm thấy trên khắp các con sông tại Châu Phi.
Cá sấu sông Nile không sợ gì cả vì bản tính săn mồi hoang dã cùng hàm răng cực kỳ đáng sợ. Bên cạnh đó, nó còn là loài cá sấu lớn thứ hai trên thế giới.