Rau càng cua có thể bắt gặp ở nhiều nơi như trong rừng, mương, vách đá,... thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới, cho nên có thể gặp chúng ở bất cứ quốc gia nhiệt đới nào. Rau càng cua có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, do đó chúng rất phổ biến. Tuy nhiên, ít ai để ý đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau càng cua là gì đối với sức khỏe.
Rau càng cua có tên gọi khoa học là Peperomia Pellucida. Về mặt thực vật học, cây thuộc họ Piperaceae (hồ tiêu) bao gồm khoảng 5 chi và 1.400 loài. Chi Peperomia đại diện cho gần như một nửa họ Piperaceae. P . Pellucida. Rau có thể phát triển tới chiều cao khoảng từ 15cm đến 45 cm, lá màu xanh nhạt bóng, mọng nước, hình trái tim. Loài này phát triển vào mùa mưa (thường vào mùa xuân) và phát triển mạnh trong đất tơi xốp, ẩm ướt dưới bóng cây.
Nhiều nước trên thế giới còn xem rau càng cua là “thần dược” trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc.
Ngày nay, một số nơi bán loại rau này còn đắt hơn cả thịt, có nơi bán 70-80 nghìn đồng/kg, trong khi có nơi bán tới hơn một trăm nghìn/kg.
Rau càng cua phát triển mạnh vào mùa mưa.
Rau càng cua là một loại thực phẩm nhưng thường được biết đến như một loại thảo mộc có công dụng sử dụng làm thuốc. Dữ liệu dân tộc học ở Bolivia từ người da đỏ Altenos ghi lại toàn bộ cây được nghiền nát, sau đó trộn với nước và đun nóng. Hỗn hợp này có tác dụng làm ngưng xuất huyết. Một số tài liệu khác tương tự cũng cho rằng, nước sắc rễ để điều trị cảm sốt và các bộ phận còn lại dùng để bôi tại chỗ điều trị đau bụng, áp xe, mụn trứng cá, nhọt, đau bụng, mệt mỏi, bệnh gút, đau đầu, rối loạn thận và đau thấp khớp và thậm chí để điều trị ung thư vú.
Các đặc tính dược liệu có thể khác nhau ở các khu vực địa lý khác nhau. Ở đông bắc Brazil, cây được sử dụng để làm giảm cholesterol. Ở Guyana rau đã được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị protein niệu. Ở vùng Amazon rau được dùng làm thuốc giảm ho, thuốc lợi tiểu, chất làm mềm và điều trị rối loạn nhịp tim. Còn theo đông y, cây có vị đắng tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa, một số bệnh đường tiêu hoá.
Một nghiên cứu về hoá học, chủ yếu là nghiên cứu tinh dầu của cây đã xác định được 71 hợp chất từ tinh dầu của 10 loại Piperaceae. Trong rau càng cua có Carotol (13,41%) là sesquiterpene hydroxyl hoá chính. Một số hoạt chất khác như arylpropanoids có tác dụng chống nấm và peperomin có hoạt tính gây độc tế bào hoặc chống ung thư trong ống nghiệm. Thành phần dinh dưỡng chúng ta sẽ được hấp thụ khi ăn rau càng cua là 24 calo, nước (92%), vitamin và khoáng chất (8%). Khi ăn rau càng cua có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh hen suyễn ở những bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với loại cây này bởi chúng có mùi giống mù tạt.
Một số trường hợp khi ăn rau càng cua sẽ có biểu hiện khó thở như bệnh hen suyễn.
Một vài tác dụng nổi bật của rau càng cua mang lại gồm:
Ăn rau càng cua không có tác dụng phụ được báo cáo cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chứng tỏ sự an toàn sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh. Vì thế, bạn hãy cẩn trọng trước khi sử dụng rau càng cua vào bất cứ mục đích gì.