Không chỉ khiến cho những con đường thêm mộng mơ, bằng lăng được đánh giá cao vì có nhiều tác dụng trị liệu, có thể sử dụng hầu hết các thành phần của cây để bào chế dược liệu.
Trong cái nắng tháng Năm, nhiều góc phố, con đường ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước ngập tràn sắc tím hoa bằng lăng.
Sự có mặt của loài hoa xinh đẹp, dịu dàng, lãng mạn này khiến cho những con đường thêm yêu, thêm thơ, thêm mộng mơ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bằng lăng còn có tác dụng làm thuốc, giúp cầm máu, giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu, hạ đường huyết.
Bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz. Bằng lăng là một loại cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có nhiều tên gọi khác nhau như Săng lẻ, Bằng lang, Truol, ...
Hầu như mọi bộ phận của cây đều có dược tính. Ví dụ, vỏ cây thường được dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy, trong khi chiết xuất từ rễ và quả của cây được cho là có tác dụng giảm đau.
Đặc biệt, trong lá của bằng lăng chứa hơn 40 hợp chất có lợi, trong đó nổi bật là axit corosolic và axit ellagic. Lá của bằng lăng đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác nhau nhưng khả năng làm giảm lượng đường trong máu nổi bật hơn cả.
Lá của bằng lăng chứa hơn 40 hợp chất có lợi, lợi ích tiêu biểu nhất là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)
Theo Đông Y, bằng lăng có mùi thơm đặc trưng, chát, không độc, có tính kháng khuẩn mạnh và làm săn chắc da.
Theo Y học hiện đại và các nghiên cứu cho thấy lá bằng lăng có nhiều dược tính khác nhau và đem lại những lợi ích sức khoẻ tiềm năng như:
Lá bằng lăng được cho là có thể kiểm soát lượng đường trong máu nên hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Sở dĩ, lá bằng lăng có tác dụng này là nhờ chứa các hợp chất như axit corosolic, ellagitannin và gallotannins, cụ thể:
Lá bằng lăng có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu là nhờ chứa các hợp chất như axit corosolic, ellagitannin và gallotannins. (Ảnh: Internet).
Trong lá bằng lăng có chứa nhiều chất chống oxy hoá như phenol và flavonoid, cũng như quercetin và axit corosolic, gallic và ellagic, có tác dụng chống lại các gốc tự do.
Gốc tự do là tác nhân gây đột biến gene, góp phần làm tăng nguy cơ ung thư hoặc các bệnh tật khác.
Các chất chống oxy hóa có trong bằng lăng hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do và giảm bớt tác hại của chúng. Đặc biệt, axit ellagic trong bằng lăng là chất chống oxy hóa mạnh có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe nói chung bằng cách giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy bằng lăng có tác dụng ngăn ngừa béo phì, vì chúng có thể ức chế quá trình tạo mỡ.
Ngoài ra, các polyphenol trong lá, chẳng hạn như penta galloyl glucose (PGG), có thể ngăn chặn tiền chất của tế bào mỡ biến đổi thành tế bào mỡ trưởng thành.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này được thực hiện trong ống nghiệm, vì vậy cần có các nghiên cứu trên người.
Các nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy rằng axit corosolic và PGG trong lá bằng lăng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Axit corosolic và PGG trong lá bằng lăng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. (Ảnh: Internet).
Lá bằng lăng còn đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác như:
Dưới đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ cây bằng lăng. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế cho các chỉ định của bác sĩ. Trước khi áp dụng các bài thuốc này, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông Y.
Bằng lăng được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. (Ảnh: Internet).
Sử dụng lá bằng lăng khá an toàn, nhưng để phòng ngừa một số tác dụng có thể xảy ra, mọi người nên lưu ý một số điều:
Top 8 lợi ích của lá xoài có thể bạn chưa biết
Vỏ cam là "thuốc thần" giải quyết nhiều bài toán trong đời sống
Top 5 thực phẩm giàu collagen tự nhiên và 5 thực phẩm tăng sinh collagen