Vera Rubin, Cecilia Payne hay Chien Shiung Wu là những nhà khoa học nữ có nhiều đóng góp cho khoa học Mỹ nhưng đều không được nhắc đến vì phân biệt giới tính hoặc bị ăn cắp phát minh.
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp khoa học, Vera Rubin luôn phải chịu những lời chỉ trích, chống đối và không khuyến khích của các đồng nghiệp nam cũng như nhiều người khác. Sau khi bị từ chối tham gia chương trình thiên văn học tại Đại học Princeton, Mỹ, vì là nữ giới, Vera vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Georgetown. Vera là người đầu tiên quan sát thấy các ngôi sao ở phần bên ngoài thiên hà có tốc độ quỹ đạo tương ứng với các ngôi sao ở trung tâm. Quan sát của Rubin đã xác nhận lại một học thuyết trước đó bởi nhà khoa học Fritz Zwicky trước đó khiến cô nhận được không ít lời chỉ trích.
Cecilia Payne bắt đầu nghiên cứu tại Đại học Cambridge, Anh, năm 1919 sau khi nhận được học bổng về thực vật học, vật lý học và hóa học. Tuy nhiên, chúng đều không có ý nghĩa bởi Cambridge từ chối cấp bằng cho phụ nữ. Trong thời gian ở Cambridge, Payne khám phá ra tình yêu dành của cô cho thiên văn học và trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được tiến sĩ thiên văn học tại Radcliffe. Payne từng đưa ra chứng minh các thành phần cấu tạo Mặt Trời khác biệt với Trái Đất nhưng không được công nhận. Đến năm 1938, Payne mới được công nhận là nhà thiên văn học. Năm 1956, bà được bổ nhiệm và trở thành nữ giáo sư đầu tiên của đại học Harvard.
Chien Shiung Wu là một người Trung Quốc nhập cư sang Mỹ. Tại đây Wu bắt đầu tham gia dự án Manhattan và phát triển bom nguyên tử. Đóng góp lớn nhất của cô cho giới khoa học là khám phá ra sự vi phạm của Luật Bảo tồn Tính chẵn lẽ trong khi đây là định luật phổ biến rộng rãi. Phát hiện của Wu đã đảo ngược quan điểm khoa học tồn tại suốt 30 năm. Tuy nhiên, hai đồng nghiệp của Wu là Chen Ning Yang và Tsung Dao Lee, những người nhờ đến phát hiện và sự giúp đỡ của Wu để chứng minh cho lý thuyết này phát hiện đã giải thưởng Nobel mà không đề cập đến Wu.
Nghiên cứu giới tính được xác định bởi 23 cặp nhiễm sắc thể được ghi nhận là phát hiện của Thomas Morgan. Tuy nhiên trước đó, Nettie Stevens là người nghiên cứu xác định giới tính của sâu mealworm và nhận ra rằng nó phụ thuộc vào nhiễm sắc thể X và Y. Trong mắt mọi người, Stevens chỉ là người làm việc cho Thomas Morgan, trong khi hầu hết các phát hiện của cô đều được thực hiện độc lập. Morgan cũng chỉ coi Stevens là một kỹ thuật viên hơn chứ không phải là một nhà khoa học thực thụ.
Năm 1925, nhà hóa học trẻ Ida Tacke tuyên bố khám phá ra 2 nguyên tố còn thiếu trong bảng tuần hoàn của Mendeleev. Khám phá của Ida về Rhenium 75 chưa bao giờ gặp phải tranh luận, nhưng nguyên tố 43 mà Ida gọi là Masurium bị các nhà khoa học khác hoài nghi và từ chối. Ngày này, nguyên tố đó gọi là Technetium, được khám phá bởi Carlo Perrier và Emilio Segre. Nghiên cứu mô tả tiến trình cơ bản của phản ứng phân hạch hạt nhân của Ida cũng hoàn toàn bị bác bỏ và chỉ được công nhận 5 năm sau đó.
Các khám phá của Esther được thực hiện cùng với chồng Joshua Lederberg, tuy nhiên những đóng góp của Esthe hầu như không được biết đến trong khi Joshua là người nhận được giải Nobel dành cho những phát minh của họ. Esther là người đầu tiên giải quyết vấn đề tái tạo thuộc địa của vi khuẩn. Mặc dù có rất nhiều những khám phá quan trọng trong lĩnh vực sinh học và di truyền học, sự nghiệp khoa học của Esther hầu như không nhận được sự công nhận từ các đồng nghiệp mà đều vinh danh cho người chồng Joshua. Thậm chí Esther còn bị giáng chức thành giáo sư phụ tá trong khi Joshua được bổ nhiệm là người sáng lập và Chủ tịch của Sở di truyền học.
Tiến trình phân rã hạt nhân là một khám phá lớn đối với giới khoa học, nhưng ít người biết rằng một người phụ nữ có tên là Lise Meitner chính là người đầu tiên đưa ra giả thuyết này. Năm 1944, Otto Hahn, người từng gặp gỡ và trao đổi với Meitner về giả thuyết này được trao giải Nobel hoá học cho phát hiện sự phân rã hạt nhân nhưng không hề nhắc đến Meitner. Mặc dù không nhận được giải Nobel, tên của Meitner đã được đặt cho nguyên tố hoá học thứ 109, như một sự đền đáp cho một nữ khoa học gia chân chính.
Leavitt bắt đầu làm công việc đo lường và biên mục các ngôi sao tại Đài quan sát Harvard, một công việc hiếm hoi đối với phụ nữ và chỉ được trả 30 cent mỗi giờ làm việc. Trong quá trình làm việc, Leavitt chú ý đến mô hình giữa độ sáng của ngôi sao và khoảng cách từ Trái Đất và phát triển ý tưởng về mối quan hệ thời gian – độ sáng, cho phép các nhà khoa học tìm ra khoảng cách của một ngôi sao đến Trái Đất dựa trên độ sáng của nó. Các nhà thiên văn học nổi tiếng như Harlow Shapley và Edward Hubble sử dụng phát hiện của Leavitt làm nền tảng cho nghiên cứu của họ trong khi Leavitt bị hiệu trưởng Đại học Harvard từ chối công nhận khám phá cá nhân. Năm 1926, Mittas Leffler cuối cùng cũng đã chú ý đến Leavitt và đề cử nhà khoa học cho giải Nobel, tuy nhiênLeavitt đã qua đời trước khi có thể nhận được danh hiệu cao quý này.
Burnell từng tốt nghiệp cử nhân vật lý tại Đại học Glasgow. Trong khi độc lập nghiên cứu với kính thiên văn, Burnell chú ý thấy những tín hiệu cụ thể và liên tục phát ra từ thứ gì đó trong không gian mà sau này được gọi tên là pulser phát ra từ các ngôi sao neutron. Khám phá này nhanh chóng được thừa nhận cùng với tên của Antony Hewish. Trong khi Burnell mới là người độc lập nghiên cứu, Hewish vẫn được trao giải Nobel năm 1974 dành cho khám phá này.
Ở tuổi 33, Rosalind là người đã tìm ra hình dạng của ADN bao gồm 2 chuỗi. Sau khi sử dụng máy tia X tân tiến, Rosalind có được những phim ảnh của ADN dưới dạng B. Đồng nghiệp của Rosalind là Maurice Wilkins đã cung cấp công trình nghiên cứu và những bức ảnh chụp được đưa cho Watson và Crick, nhờ đó hai nhà khoa học này có thể xây dựng cấu trúc AND vào năm 1953 và nhận được giải Nobel. Cái tên Rosalind Franklin thậm chí không được nhắc đến một lần trong bài diễn văn khi nhận giải thưởng.
Gabrielle-Emilie Le Tonnelier de Breteuil kết hôn với hầu tước Chatelet năm 1725, sau đó sống một cuộc sống khá yên bình cùng với 3 người con. Tuy nhiên khi ở độ tuổi 27, Emilie bắt đầu học toán học và vật lý một cách khá nghiêm túc.
Cùng với triết gia Voltaire, cô đã xây dựng cả một phòng thí nghiệm vật lý tại dinh thự du Chatelet và bắt đầu quá trình nghiên cứu về bản chất của lửa. Đóng góp lớn của Emilie đối với nên khoa học nước Pháp đó là bản dịch tiếng Pháp cuốn sách Principia nổi tiếng của Isaac Newton, mà vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Caroline mắc phải căn bệnh sốt phát ban đỏ và di chứng để lại khiến cho chiều cao của bà chỉ dừng lại ở 1,3m. Tuy nhiên vượt qua những khó khăn đó, Caroline đã trở thành nữ thiên văn học đầu tiên phát hiện thấy sao chổi. Và sau đó vua George III đã bổ nhiệm và trả lương cho bà để thực hiện các nghiên cứu thiên văn, Caroline trở thành người phụ nữ đầu tiên được trả lương với tư cách là người làm việc trong lĩnh vực khoa học.
Chính bà cũng là người đã bổ sung thêm 550 ngôi sao vào bộ chỉ mục các ngôi sao được nhà thiên văn học hoàng gia Anh John Flamsteed biên soạn lần đầu. Bà cũng đã từng được nhận huy chương Vàng của Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia Anh. Ở tuổi 96, Caroline vẫn nhận được huy chương Vàng khoa học do nhà vua Đức trao tặng.
Mary được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động tại Anh, cha cô thường đi khai thác hóa thạch để bán cho khách du lịch và chính từ đó mà Mary có niềm yêu thích với lĩnh vực cổ sinh vật học.
Mary đã thực hiện một loạt những khám phá mang tính cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XIX. Bà đã khai quật được những phần xương khổng lồ của loài thằn lằn cá, plesiosaurs. Đây là phát hiện vô cùng quan trọng giúp giải quyết các tranh cãi về sự tuyệt chủng của loài sinh vật cổ đại này.
Niềm đam mê toán học của Mary Somerville bắt đầu từ một câu hỏi vui trên tạp chí thời trang. Để rồi sau đó, cô bé 14 tuổi này bắt đầu lao vào nghiên cứu đại số và toán học bất chấp lệnh cấm của cha mình.
Sau khi người chồng đầu tiên của Mary qua đời, bà cùng với nhà khoa học John Playfair nghiên cứu về tính chất từ tính và viết khá nhiều nghiên cứu về toán học, vật lý, hóa học và cả thiên văn học. Mary cũng là một trong hai người phụ nữ đầu tiên, cùng với Caroline Herschel là thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.
Năm 1847, Maria Mitchell đã trở thành nhà người Mỹ đầu tiên xác định được một sao chổi qua kính thiên văn. Theo cuốn sách “Maria Mitchell: Life, Letters, and Journals”, vào tối ngày 1 tháng 10 năm 1847 Michell đã phát hiện thấy một thứ ánh sáng chưa từng có trước đây qua kính thiên văn. Sau đó bà đã trở nên nổi tiếng với phát hiện của mình.
Cũng sau đó, một Hiệp hội thiên văn mang tên bà đã được thành lập và có rất nhiều đóng góp quan trọng trong ngành thiên văn học. Hầu hết những nghiên cứu của bà và Hiệp hội Maria Mitchell đều nhằm khám phá những điều chúng ta chưa biết về sao chổi. Trong đó, dự án Rosetta đã đặt nền móng cho việc hạ cánh tàu vũ trụ trên sao chổi ngày nay, để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sự sống có phải bắt nguồn từ những ngôi sao nhỏ bé này không.
Những nghiên cứu mang tính cách mạng của nhà di truyền học Barbara McClintock vào những năm 1940 đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về bộ gen của người. Khi bà công bố nghiên cứu của mình về bộ gen cây ngô, cộng đồng khoa học đã không đồng tình. Khi mà nghiên cứu của McClintock cho thấy rằng bộ gen là không phải cố định, nó có rất nhiều sự thay đổi qua các đời khác nhau, đó là chưa kể đến các đột biến.
Mặc dù phải nhiều năm sau đó các nhà khoa học mới chứng minh được lý thuyết của McClintock là đúng, sau đó bà đã được trao giải Nobel Sinh học năm 1983 và trở thành người phụ nữ tại Mỹ đầu tiên nhận được giải thưởng khoa học danh giá này.
Dorothy từ sớm đã bộc lộ khả năng phi thường về hóa học và trong khi theo học tại trường đại học Somerville, bà đã nghiên cứu cấu trúc phân tử của penicillin, vitamin B12 và insulin. Công trình của bà giúp vẽ ra những bản đồ protein phức tạp đã được đón chào như một thành tựu vĩ đại.
Từ đó, các nhà khoa học có thể thay đổi và tổng hợp các chủng mới của penicillin, insulin và B12, giúp cứu sống được vô số người. Bà nhận giải Nobel năm 1964 nhờ phát hiện ra cấu trúc của B12 và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh cho hòa bình, giải trừ quân bị trên thế giới.