Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin liên quan những nhóm máu phổ biến nhất và ít phổ biến nhất tính theo từng chủng tộc người.
Nhóm máu của một người được xác định dựa trên những phân tử hay protein nhất định - được gọi là kháng nguyên - hiện diện trên bề mặt các tế bào máu đỏ. Hai trong số các kháng nguyên chính được dùng trong phân loại nhóm máu là "kháng nguyên A" và "kháng nguyên B". Những người với nhóm máu A chỉ có kháng nguyên A trong các tế bào máu đỏ của họ, và người nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B. Tương tự, người có nhóm máu AB có cả hai kháng nguyên, trong khi người có nhóm máu O không hề có cả hai loại kháng nguyên nói trên.
Một protein khác là "Rh" - tức hệ thống "Rhesus" - cũng có hoặc không xuất hiện trong các tế bào máu đỏ. Nhóm máu của một người được xác định là "dương" nếu họ có protein Rh trong các tế bào máu đỏ, và "âm" nếu họ không có protein này.
Nhóm máu của một người có tính di truyền, được thừa hưởng từ bố mẹ người đó. Nhóm máu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền máu, bởi những kháng nguyên nhất định trong tế bào máu có thể kích động hệ miễn dịch của người nhận máu "quay đầu" tấn công vào chính các tế bào máu được hiến.
Nhóm máu của một người có tính di truyền, được thừa hưởng từ bố mẹ người đó.
Những người có Rh- chỉ có thể nhận máu Rh-, nhưng những người có Rh+ có thể tiếp nhận cả máu Rh+ lẫn Rh-.
Chưa hết, nhóm máu A có thể được dùng để truyền cho các bệnh nhân với nhóm máu A hoặc AB; nhóm máu B có thể truyền cho các bệnh nhân nhóm máu B hoặc AB; và nhóm máu AB có thể truyền cho các bệnh nhân nhóm máu AB. Nếu bạn có nhóm máu O, bạn được gọi là "người chuyên cho máu", bởi nhóm máu này có thể truyền cho mọi bệnh nhân với bất kỳ nhóm máu nào.
Nhóm máu O thường rơi vào tình trạng cạn kiệt tại nhiều bệnh viện, đặc biệt là nhóm máu O- bởi nhu cầu quá cao và là nhóm máu được dùng nhiều nhất trong các tình huống khẩn cấp - lúc đó các y bác sỹ không có thời gian để thực hiện các thủ thuật xác định nhóm máu của một người bệnh.